Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khổ Như Người Trồng Tiêu Thời Giá Khủng

Khổ Như Người Trồng Tiêu Thời Giá Khủng
Ngày đăng: 31/07/2014

Gần 2 tháng nay, anh Nguyễn Văn Lập ở khu phố Ninh Thành, thị trấn Lộc Ninh (huyện Lộc Ninh - Bình Phước) mỗi ngày phải đi về 40km ngủ ở chòi để canh giữ tiêu. 17 giờ chiều anh Lập vào vườn ở tổ 1, ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh, đến 7 giờ sáng hôm sau về đi làm công nhân.

Năm nay, gia đình anh Lập đã cưa gần 2 sào điều để trồng 350 trụ tiêu. Không riêng gì anh Lập mà các vườn tiêu trồng mới, nông dân đều phải dựng chòi để canh giữ dây tiêu giống.

Anh Lập lý giải, nông dân trồng tiêu chủ yếu mua dây ở trụ 1 năm tuổi để trồng, mỗi trụ 2 dây chính và 1 dây phụ, giá giống 25 ngàn đồng/dây (không tính giá dây phụ). Để trồng 350 trụ, anh Lập mua giống gần 17 triệu đồng. Giá tiêu từ đầu tháng 7 đến nay cao ngất ngưởng (190-200 ngàn đồng/kg) đã làm nhà vườn như ngồi trên đống lửa. Nhiều hộ không có kế hoạch trồng, không chủ động mua giống nhưng khi thấy giá cao đã cưa điều để trồng tiêu nên phải đi “chôm” giống.

Anh Lập cho biết: Năm nay, giá các loại nông sản giảm sâu, chỉ có tiêu giữ giá ở mức cao. Nhiều hộ ở Lộc Ninh đã cưa bớt vườn điều để xuống giống hồ tiêu nên đẩy giá vật tư, công lên cao. Bình quân trồng 1 trụ tiêu cao hơn 50-70 ngàn đồng so năm 2013.

Cụ thể, giá lưới che năm 2013 chỉ từ 120-130 ngàn đồng/cuộn, tháng 2-2014 tăng lên 210 ngàn đồng/cuộn và từ tháng 5 đến nay là 280 ngàn đồng. Giá nọc gỗ giả (gỗ tạp xẻ hoặc cây tạp nhỏ) tăng gần 10 ngàn đồng/nọc. Tiền giống 250-280 ngàn đồng/trụ tăng lên 350 ngàn đồng. Công lao động 170 ngàn đồng/ngày tăng lên 200 ngàn đồng...

Để trồng 350 trụ tiêu bằng nọc gỗ giả, anh Lập phải vay 70 triệu đồng. Không chỉ gia đình anh mà hơn 80% hộ xuống giống hồ tiêu quy mô 100-500 trụ phải vay vốn ngân hàng hoặc vay ngoài với lãi suất 2-3%/tháng. Những hộ trồng với quy mô 1.000-2.000 nọc đều thuộc về các “đại gia” có vườn tiêu thu hoạch 10 tấn/năm trở lên.

“Khổ như trồng tiêu”, ngoài việc vay vốn, chuẩn bị đất trước 2-3 tháng khi xuống giống, nông dân phải cất chòi, mắc võng nằm canh 2 tháng đầu. Nếu giá giảm như những năm 2001-2008 thì người trồng tiêu sẽ rơi vào cảnh nợ nần. Bởi thế, nhiều người giàu lên nhờ trồng tiêu nhưng cũng có nhiều người trắng tay vì trồng loại cây này.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Thương Hiệu Cho Vú Sữa Xã Diên Bình, Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) Xây Dựng Thương Hiệu Cho Vú Sữa Xã Diên Bình, Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa)

Xây dựng thương hiệu cho nông sản trong nước là bài toán được đặt ra từ bao lâu nay của nhiều địa phương. Tại Khánh Hòa, sầu riêng Khánh Sơn là thương hiệu nông sản đầu tiên được xây dựng thành công, góp phần đưa nông sản địa phương vào hệ thống phân phối của các siêu thị và đến với nhiều tỉnh thành khác.

21/03/2014
Bí Quyết Thu Hút Nông Dân Ở Sơn La Bí Quyết Thu Hút Nông Dân Ở Sơn La

“Nội dung hoạt động hội phải gắn với quyền lợi của hội viên, nông dân. Nông dân no ấm, hạnh phúc thì tổ chức hội vững mạnh” - đó là tâm sự của bà Trần Thị Kim Loan - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) thành phố Sơn La.

23/02/2014
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới Trên Sông Kết Hợp Cá Trê Vàng Gặt Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới Trên Sông Kết Hợp Cá Trê Vàng Gặt Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện nay để tận dụng diện tích mặt nước sông đưa vào sản xuất thì một số người dân ở các xã Ninh Quới, Ninh Quới A, Vĩnh Thanh, Vĩnh Bình của tỉnh Bạc Liêu đã phát triển mô hình nuôi “Cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng gặt”.

21/03/2014
Nuôi Ốc Len Trong Rừng Ngập Mặn Ở Cà Mau Nuôi Ốc Len Trong Rừng Ngập Mặn Ở Cà Mau

Ốc len (Cerithidea obtusa) là đối tượng đang được phát triển nuôi ở những khu vực rừng ngập mặn ở Cà Mau. Hiện nay ốc len là loài đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao bởi nó chứa nhiều loại acid béo no và acid béo không no. Ốc len tiêu thụ như mặt hàng hải sản ở các nước Thái Lan, Singapore…

23/02/2014
Hội Thảo Về Dinh Dưỡng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Hội Thảo Về Dinh Dưỡng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Hội thảo về dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản vừa được Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp Australia phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi thủy sản - trường Đại học Nha Trang tổ chức vào ngày 19/3 tại Nha Trang. Hội thảo nhằm giúp ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam xác định rõ hơn tầm quan trọng của dinh dưỡng với đối tượng nuôi.

21/03/2014