20 ha nhãn đặc sản được cấp mã vùng xuất sang Mỹ

Giá nhãn trồng theo tiêu chuẩn VietGap bán tại vườn 35.000-40.000 đồng/kg, cao hơn nhãn trồng theo phương thức truyền thống 15.000-20.000 đồng/kg.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, nhiều loại trái cây đang bán được giá.
Tại Đắk Lắk, nếu như năm trước giá sầu riêng chỉ dao động 15.000-17.000 đồng/kg thì năm nay đã lên đến gần 30.000 đồng/kg.
Tại Hậu Giang, một số loại trái cây như quýt đường, dưa hấu hút hàng và giá tăng cao.
Cụ thể, giá quýt đường lên đến 50.000 đồng/kg, dưa hấu 8.000-10.000 đồng/kg.
Trong khi đó, nhiều loại rau củ đặc sản của Đà Lạt như xà lách, cà chua, súp lơ, bắp cải, cải thảo… cũng tăng so với tháng trước.
Chẳng hạn, bắp cải và cải thảo giá từ 2.000-2.500 đồng/kg tăng lên 5.000-6.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2013 toàn tỉnh đã thực hiện được 10 cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa, với tổng diện tích 280 ha.

Để việc triển khai cánh đồng mẫu lớn đạt kế hoạch và hiệu quả cao, huyện chủ động yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng giống cần thiết để cung ứng cho nông dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn, triển khai quy trình sản xuất và lịch thời vụ theo quy định của ngành Nông nghiệp tỉnh. Để việc tiêu thụ thuận lợi, hiện Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định ký kết hợp đồng bao tiêu củ mì với nông dân.

Sau khi thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tính đến nay, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã gieo cấy được 9.779 ha lúa, đạt 88,9% so kế hoạch, các xã có diện tích xuống giống đạt chỉ tiêu từ 100% trở lên là: Thạnh Phú, Gia Hòa 2, Tham Đôn, Thạnh Quới. Ngoài các giống lúa chủ lực như: ST5, OM 4900, OM 6162… năm nay nông dân còn chọn các giống ngắn ngày có khả năng chịu mặn để đưa vào sản xuất.

Tiêu chết nhanh, chết chậm (thối gốc, rễ) luôn là nỗi ám ảnh lớn của người nông dân bởi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một biện pháp nào để khắc phục hiệu quả căn bệnh này. Với người trồng tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, năm nay lại là một mùa vụ buồn khi mà diện tích tiêu tàn lụi ngày một tăng. Thậm chí, ở nhiều hộ gia đình, số lượng tiêu sống chỉ còn vài trụ.