Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn nuôi bò tập trung công nghệ cao ưu tiên tìm nguồn giống tốt

Chăn nuôi bò tập trung công nghệ cao ưu tiên tìm nguồn giống tốt
Ngày đăng: 12/11/2015

Năm nay có thể nhập trên 500.000 con bò Úc

Ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, ngành công nghiệp bò hiện nay của Việt Nam chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thịt và sữa cho hơn 90 triệu người dân.

Đối với bò thịt chủ yếu nuôi nông hộ, nhiều thì 10-15 con/hộ, còn lại rất nhỏ lẻ, nên khả năng sử dụng công nghệ trong chăn nuôi gần như chưa có.

Mặt khác, đối với bò nội địa có thể trạng nhỏ, tỷ trọng tăng cân thấp, và chúng ta cũng không có nguồn đất đai dành riêng cho gia súc lớn...

“Cùng lắm dân chỉ biết cho bò ăn cỏ voi, cộng thêm ít cám là lớn nhanh.

Nhưng cách làm đó là chưa đủ đảm bảo các yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng thịt.

Để nuôi bò thịt, ngoài giống tốt còn phải có quy trình nuôi hết sức chặt chẽ, đảm bảo khẩu phần ăn gồm cả chất xanh, muối khoáng, chất tinh...” - ông Vân nói.

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, năm 2014 Việt Nam có hơn 4,9 triệu con bò thịt (giảm 5,2% so với năm 2012) và 214.400 con bò sữa với sản lượng 527.500 tấn sữa.

Dù sản lượng của bò thịt và đặc biệt là bò sữa tăng đột biến trong những năm qua, nhưng theo ông Nguyễn Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp, nông thôn (Ban Kinh tế T.Ư), trong những năm qua, nước ta sản xuất sữa, thịt bò chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Nhập khẩu bò thịt chính ngạch chủ yếu từ thị trường Ấn Độ, Mỹ, Australia vẫn tiếp tục gia tăng; nhập khẩu theo đường tiểu ngạch từ Lào, Campuchia cũng chưa kiểm soát tốt và chưa có con số thống kê cụ thể.

Cũng theo con số thống kê của Cục Chăn nuôi, Việt Nam thuộc nhóm 20 nước nhập khẩu sữa trên thế giới lớn nhất, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại.

Riêng nhập khẩu bò từ Australia dự kiến năm nay có thể lên tới hơn 500.000 con.

Mặc dù vậy, tiêu thụ thịt bò vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu tiêu thụ thịt của người dân Việt Nam.

Hiện tiêu dùng thịt bò khoảng 3,27kg/người/năm - thấp hơn rất nhiều so với thế giới.

Sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mặc dù tăng nhanh nhưng mới đáp ứng được khoảng 30 -35% nhu cầu trong nước.

Do đó, tỷ lệ dùng sữa trên đầu người tại nước ta hiện rất thấp, bình quân 14 lít/năm (trong khi tại Thái Lan là 23 lít và Trung Quốc là 25 lít/người/năm).

Do đó, hầu hết các đại biểu đều nhận định, ngành công nghiệp bò thịt và bò sữa vẫn còn nhiều tiềm năng.

Đủ thời gian để chuẩn bị khi vào TPP?

Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV cho rằng: “Chăn nuôi bò thịt và sữa có nguy cơ tụt hậu và là thách thức đối với ngành chăn nuôi của Việt Nam.

Tuy nhiên, lộ trình tham gia TPP với cam kết đưa mức thuế về 0% có thời gian là 8-10 năm, nghĩa là chúng ta có thời gian như vậy để chuẩn bị cho phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi bò thịt và sữa.

BIDV cam kết sẽ dành gói tín dụng ngắn hạn và dài hạn ưu đãi trong giai đoạn 2016- 2020 cho các doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp chăn nuôi bò và sữa” - ông Hà nói.

Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, HAGL gia nhập lĩnh vực chăn nuôi từ tháng 6.2014 và triển khai nuôi bò ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Năm 2015 HAGL nhập trên 120.000 con bò từ Australia trong đó chủ yếu là bò thịt.

Tuy nhiên, hiện có nhiều doanh nghiệp đang nhập khẩu bò về để giết thịt bán, tính bền vững không cao.

“Muốn bền vững cần các doanh nghiệp và Chính phủ Australia hợp tác thật sự, hỗ trợ từ công nghệ đến khoa học kỹ thuật...

để phát triển bền vững cho đàn bò sinh sản.

Hiện HAGL đang hướng đến chăn nuôi dài hạn bằng việc tự sản xuất giống, còn nhập bò thịt cực kỳ ngắn hạn và không bền vững”- ông Đức đề xuất.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: “Riêng mặt hàng bò thịt và bò sữa, năm 2014, Việt Nam phải nhập 240.000 con bò thịt (chủ yếu từ Australia), 1,5 triệu tấn sữa nguyên liệu để đáp ứng cho phần thiếu hụt 70% sản lượng tiêu thụ trong nước”.

Phó Thủ tướng đề nghị các chuyên gia, giới doanh nghiệp 2 nước (Việt - Australia) liên kết chặt chẽ, có những ý kiến hay đề xuất hướng đi theo đúng định hướng của Chính phủ Việt Nam đối với ngành nông nghiệp là nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hình thành nền sản xuất quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật và từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng thời, có giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng chăn nuôi manh mún nhỏ lẻ, thiếu liên kết hiện nay, cải thiện vấn đề con giống, chất lượng dinh dưỡng...

để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập mà chăn nuôi là một trong những ngành chịu tác động lớn nhất.

4 vấn đề cần giải quyết

Ông Hoàng Thanh Vân cho rằng, cần giải quyết được 4 vấn đề để giải quyết bài toán chăn nuôi bò công nghiệp trong nước:

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế nhập khẩu các giống tốt nhất về để chuyển giao;

Tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước ứng dụng vào sản xuất, chế biến;

Thực hiện sản xuất theo chuỗi, đảm bảo an toàn thực phẩm cho tiêu thụ nội địa và tiến tới xuất khẩu khi tham gia vào TPP; Tăng cường mạnh mẽ xây dựng thương hiệu cho chăn nuôi bò thịt và bò sữa.


Có thể bạn quan tâm

Thanh Long Ruột Đỏ Thanh Long Ruột Đỏ "Bén Rễ" Trên Vùng Đất Nhiễm Phèn

Là người tiên phong trong việc chọn vùng đất nhiễm phèn (Thạnh Tân, Tân Phước, Tiền Giang) để phát triển thanh long ruột đỏ, lúc đầu từng bị cho là “dở hơi” nhưng giờ đây anh Đoàn Văn Sang đã có thể thuyết phục được mọi người về quyết định táo bạo của mình khi mà hiệu quả mang lại hơn cả sự mong đợi

26/10/2013
Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.

07/06/2013
Tạo Thương Hiệu Tôm “Sạch” Để Vươn Xa Tạo Thương Hiệu Tôm “Sạch” Để Vươn Xa

Ông Lê Văn Sử, Giám đốc sở nn&ptnt, cho biết, để “gỡ rối” cho nghề nuôi tôm ở Cà Mau trong tình hình khó khăn như hiện nay, Sở đã triển khai nhiều mô hình sản xuất mang tính bền vững và đang phát huy hiệu quả.

24/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt

Sau hơn 7 tháng thả nuôi, đến nay mô hình nuôi cá nước ngọt của hộ ông Bùi Tá Lợi ở xã Nghĩa Kỳ và hộ ông Nguyễn Điều ở xã Nghĩa Thắng (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đã đem lại kết quả. Đây là mô hình được kỳ vọng sẽ giải quyết cho nhiều diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả trong sản xuất của địa phương.

09/01/2013
Phát Triển Nghề Ba Ba Gai Phát Triển Nghề Ba Ba Gai

Được sự hỗ trợ của Sở KH-CN Bắc Ninh, Cty TNHH MTV SX & tiêu thụ VAC Nam Hà đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng TBKT SX giống và nuôi thương phẩm ba ba gai”.

28/10/2013