Làm giàu từ trồng dưa leo xen canh

Gia đình chị Hà Thị Yến ở ấp 3, thị trấn Chơn Thành, là hộ đầu tiên trồng loại cây này.
Đầu tháng 3-2015, sau khi thanh lý 2 ha cao su già cỗi, chị đầu tư trồng bưởi da xanh.
Thời gian bưởi sinh trưởng, phát triển, chị trồng xen dưa leo.
Chị Yến cho biết: “Dưa leo rất dễ trồng, hợp với thổ nhưỡng ở đây, năng suất cao và tiêu thụ khá thuận lợi.
Một vụ dưa leo kéo dài 2 tháng, sau trồng 1 tháng thì cho thu hoạch”.
Theo kinh nghiệm của chị Yến, dưa leo phải thu hoạch đúng thời điểm, nếu để trái quá già thương lái sẽ không mua.
2 ha dưa leo của chị mỗi ngày thu trung bình 1,5 tấn, thương lái đến tận nhà mua với giá 6.000 đồng/kg.
Trung bình một vụ dưa leo thu hoạch liên tục trong 1 tháng được 45 tấn, trừ chi phí gia đình chị Yến lãi 200 triệu đồng.
Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Phương ở ấp 2, sau khi thanh lý 1,5 ha cao su để chờ tái canh vào mùa mưa đã đầu tư mua cọc tre, dây kẽm và lưới làm giàn trồng dưa leo, với vốn ban đầu hơn 30 triệu đồng.
Vụ dưa leo vừa thu hoạch, gia đình ông trúng lớn, với 1,5 ha dưa leo cho 35 tấn trái, thu lợi nhuận 150 triệu đồng.
Theo ông Phương, trồng dưa leo thành công nhờ nắm vững kỹ thuật, bón phân cân đối, chủ động phòng, trừ sâu bệnh và gieo trồng mật độ thích hợp.
Sau mỗi vụ thu hoạch, khâu làm đất rất quan trọng, phải dọn sạch cỏ dại, cây trồng tàn dư, gom hết thân lá phơi đốt để phòng, trừ dịch bệnh về sau.
Có thể bạn quan tâm

Ngành nông nghiệp đã dành ra một số tiền lớn để hỗ trợ nông dân trong cuộc chiến dập dịch chổi rồng trên cây nhãn, trong đó đáng kể là thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng đến nay, đã có gần 1.000ha nhãn phải đốn trắng, riêng xã Đồng Phú là trên 230ha.

Theo thống kê mới nhất của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, diện tích lúa ở miền Bắc thiệt hại khoảng 13.000ha, trong đó tỉnh Thái Bình là địa phương chịu thiệt hại nhiều nhất với diện tích hơn 10.000ha.

Festival Thuỷ sản Việt Nam năm 2014 là dịp tôn vinh nghề nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thuỷ sản xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; tạo cơ hội giao lưu, xúc tiến, hợp tác, phát triển ngành Thuỷ sản…

Gần đây, tại nhiều chợ miền Trung, miền Nam rộ lên hiện tượng mực lạ, mực siêu rẻ với giá khó tin 20.000-30.000 đồng/kg. Thực chất của hiện tượng này là gì?

Hai chiếc tàu đánh cá vỏ sắt đầu tiên của ngư dân miền Trung đã và sẽ có chuyến “ra khơi dò bụng biển” đầu tiên. Hàng chục tàu cá vỏ sắt khác cũng đang được triển khai đóng cho ngư dân. Về lý thuyết, tàu lớn sẽ giúp ngư dân “thắng” lớn nhưng thực tế mới có câu trả lời chính xác.