Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đất nông lâm trường lãng phí thu hồi ngay

Đất nông lâm trường lãng phí thu hồi ngay
Ngày đăng: 12/11/2015

Hầu hết các đại biểu (ĐB) đều cho rằng, việc sử dụng đất tại các NLT hiện nay còn lãng phí, những nơi sử dụng chưa đúng mục đích cần phải có biện pháp kiên quyết để thu hồi.

Phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp đất rừng

Trước khi bước vào phần thảo luận, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước đã trình bày báo cáo giám sát về tình hình sử dụng đất tại các NLT.

Theo ông Ksor Phước, qua báo cáo của Chính phủ, đến năm 2014, với 653 NLT đang quản lý, sử dụng hơn 7,9 triệu ha đất.

Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, mới có 112 NLT đã thực hiện chuyển sang thuê đất, với diện tích hơn 472.000ha; còn 242 NLT đang quản lý sử dụng trên 1,98 triệu ha đất, nhưng chưa thực hiện chuyển sang diện thuê đất, hoặc giao đất có thu tiền.

“Điều này chứng tỏ việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của các cơ quan, cấp chính quyền và các công ty nông, lâm nghiệp là chưa nghiêm, chưa đúng pháp luật”- ông Ksor Phước nêu rõ.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh (Quảng Nam) phát biểu về việc sử dụng đất nông - lâm trường.

ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng, việc sắp xếp, đổi mới các NLT chủ yếu mới là hình thức, đổi tên gọi, chưa có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý và quản trị doanh nghiệp.

“Nhiều nông trường đã hình thành các khu dân cư tự phát, tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương rà soát lại để bảo đảm theo quy hoạch có thể công nhận các đơn vị hành chính mới”- ông Hà nói.

ĐB Nguyễn Thu Anh (Lâm Đồng) lại lo ngại về tình trạng, trong khi đất NLT bỏ hoang nhiều thì người dân tại đó lại thiếu đất sản xuất.

ĐB Thu Anh cho biết, qua giám sát cho thấy tại tỉnh Sơn La có 13.534 hộ và tỉnh Yên Bái có 9.799 hộ thiếu đất sản xuất và đất ở; tỉnh Thái Nguyên có 2.699 hộ thiếu đất sản xuất nhưng đến năm 2014 lại tăng lên đến 10.265 hộ thiếu đất sản xuất và đất ở.

Về nguyên nhân của tình trạng trên, ĐB Thu Anh cho rằng, một phần là do tình trạng cho thuê đất tự do diễn ra từ nhiều năm nay tại các địa phương, như ở Gia Lai, người dân cho thuê với mức giá chỉ khoảng 500.000 đồng/sào, nhưng thời hạn thường kéo dài từ 4-5 năm, thậm chí 10 năm.

Trong khi người dân thiếu đất sản xuất thì có một số công ty ký hợp đồng khoán với cá nhân ngoài địa phương mà không ký khoán với người dân tại địa bàn đó, đã gây ra những bức xúc, mâu thuẫn giữa các công ty, lâm trường với hộ dân, giữa hộ dân với chính quyền địa phương.

Từ đó đã xảy ra những vụ tranh chấp khiếu kiện về đất đai.

Thu hồi đất sử dụng sai mục đích để giao cho dân

"Từ năm 2004-2014, các NLT chỉ đóng góp được có 1.700 tỷ đồng, như vậy tính bình quân mỗi ha/năm chỉ đạt 90.000 đồng, tương đương với khoảng 5kg gạo”.

ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa)

Trước thực trạng bức xúc trên, ĐB Thu Anh đề nghị, Chính phủ cần phải rà soát lại quỹ đất chưa sử dụng của từng địa phương, kiên quyết thu hồi những diện tích đất sử dụng sai mục đích, kém hoặc không có hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát, sang nhượng trái phép để xem xét giải quyết cho những hộ bị thiếu đất ở và đất sản xuất.

Chia sẻ quan điểm trên, ĐB Nguyễn Thị Tuyết Thanh (Quảng Nam) cho rằng: “Chúng ta phải mạnh dạn cho giải thể, phá sản đối với các công ty, nông, lâm nghiệp sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, không quản lý được đất đai giao khoán, đất sử dụng không hiệu quả, sai mục đích.

Đẩy nhanh công tác rà soát xác định diện tích 3 loại rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đối với một phần diện tích rừng phòng hộ xung yếu, rừng nghèo kiệt chuyển sang phát triển rừng sản xuất, giao đất cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn”.

ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) thì xót xa, các NLT, ban quản lý rừng và khu bảo tồn, vườn quốc gia quản lý gần 8 triệu ha.

Song, sử dụng đất NLT kém hiệu quả, còn lãng phí, đóng góp vào ngân sách chưa nhiều.

Do vậy, đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi bổ sung Nghị định 135/2005 về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất ở các NLT...

Hai Bộ trưởng giải trình về trách nhiệm

Lý giải về hiệu quả kinh tế của các NLT còn thấp, Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang giải thích, trong gần 8 triệu ha đất, chỉ có 600.000ha đất nông nghiệp, trong đó Tập đoàn Cao su chiếm 300.000ha, số còn lại chia cho các NLT, nên đất sản xuất là rất nhỏ.

Còn lại là đất rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên không có nguồn thu.

Nói về trách nhiệm, Bộ trưởng Quang thừa nhận Bộ TNMT có khuyết điểm đã chậm ban hành văn bản một số hướng dẫn công tác quản lý đất NLT.

Chưa tổ chức thanh tra tất cả các NLT sử dụng đất.

"Các đại biểu Quốc hội nói nhiều đến trách nhiệm của bộ thế nào, bộ chúng tôi là bộ chủ quản, còn các NLT một phần ở Bộ NNPTNN, một phần ở Bộ Công Thương, một phần ở UBND các địa phương, cho nên cần phải làm rõ" - ông Quang nói.


Có thể bạn quan tâm

Tận Thu Khổ Sâm Bán Sang Trung Quốc Tận Thu Khổ Sâm Bán Sang Trung Quốc

Thời gian gần đây, tại địa bàn các huyện vùng cao tỉnh Quảng Ngãi, thương lái đang lùng sục thu mua cây khổ sâm (hay còn gọi là cây cứt chuột) với giá cao để xuất sang thị trường Trung Quốc. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ việc làm này.

15/08/2014
Thương Hiệu Khô Cá Dứa Cần Giờ Thương Hiệu Khô Cá Dứa Cần Giờ

Hầu như bất cứ ai đi Cần Giờ (TPHCM) cũng phải tìm mua bằng được đặc sản khô cá dứa. Cá dứa Cần Giờ vì vậy hút hàng, rất khó mua đã trở thành cơ hội để cá dứa giả tràn lan.

15/08/2014
Dâu Tây Tăng Giá Dâu Tây Tăng Giá

Nguyên nhân là do vào thời điểm hiện nay Đà Lạt đã hết mùa dâu tây chính vụ, khan hiếm hàng đã đẩy giá cả tăng cao. Theo một số tiểu thương, trong thời gian tới giá dâu tây có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa. Hiện Đà Lạt có trên 100ha dâu tây, chủ yếu ở các phường 7, 8.

15/08/2014
Việt Nam Nhập Khẩu Bông Trị Giá 1,17 Tỷ USD Việt Nam Nhập Khẩu Bông Trị Giá 1,17 Tỷ USD

Năm 2013, Việt Nam đã NK bông nguyên liệu từ 19 nước trên tổng số 55 quốc gia châu Phi. Các nước cung cấp chính chủ yếu nằm ở khu vực Tây Phi và một số nước Đông Phi. Một số DN Việt Nam nhận xét, nguồn bông này có chất lượng khá tốt, giá hợp lý và phù hợp với yêu cầu sản xuất tại Việt Nam.

15/08/2014
Nuôi Thủy Sản Còn Nhiều Rủi Ro Nuôi Thủy Sản Còn Nhiều Rủi Ro

Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…

15/08/2014