16 Cơ Sở Sản Xuất Rau, Quả An Toàn Theo Tiêu Chuẩn VietGap

Thời gian qua, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap không chỉ tạo ra sản phẩm sạch, tạo uy tín cho người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích, phát triển vùng rau an toàn, như: Hỗ trợ một lần kinh phí xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, xử lý chất thải) của vùng sản xuất tập trung; nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm rau an toàn...
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, trong đó có 15 cơ sở sản xuất rau an toàn do Trung tâm Kiểm nghiệm chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa cấp, với diện tích 41,5 ha; 1 cơ sở sản xuất dưa lê an toàn do Trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert (thuộc Tổng cục Đo lường chất lượng cấp, diện tích 0,4 ha). Các cơ sở được cấp giấy chứng nhận tập trung ở 2 huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương và TP Thanh Hóa...
Có thể bạn quan tâm

Chỉ với 50 gốc sầu riêng D6 cho trái nghịch vụ, anh Bùi Văn Trại ở ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách có thu nhập trên 70 triệu đồng/năm

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng tập quán trồng cà chua lâu đời, những năm trở lại đây, người dân Hải Hậu (Nam Định) đã coi cà chua là cây trồng mũi nhọn

Mới đây, tại thị trấn Giồng Riềng (huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), Ecofarm đã ký kết với nông dân Giồng Riềng thành lập Liên minh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

Bạc hà là một loại hoa màu xưa nay được bà con nông dân trồng một ít xen chân vườn để dùng chế biến các món ăn trong gia đình như nấu canh chua, xào, bóp xổi chấm nước cá kho...

Ở ĐBSCL, nông dân mới nghe làm lúa GAP thấy lạ và tưởng như rất khó. Song nhiều hộ ở Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng bắt tay thử nghiệm mô hình và đạt chứng nhận. Nhưng vì sao phong trào làm lúa GolbalGAP chưa thể mở rộng ?