Xã Việt Thành đón nhận danh hiệu NTM

Nằm ở phía Bắc huyện Trấn Yên, Việt Thành có 12 thôn với 827 hộ, 3.039 khẩu chủ yếu là SXNN.
Sau 4 năm xây dựng NTM, Việt Thành đã kiên cố hóa được 25 km đường giao thông nông thôn, 100% hệ thống mương chính, 70% kênh mương nội đồng, 100% số hộ có điện lưới quốc gia… tổng vốn đầu tư 50,76 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 13,2 tỷ đồng.
Từ nhiều năm qua Việt Thành phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, hiện xã có 57 ha dâu tập trung mỗi năm thu nhập gần 10 tỷ đồng.
Ngoài ra nghề trồng nấm linh chi, mộc nhĩ cũng đang cho thu nhập cao, SXNN tập trung trồng lúa chất lượng cao bán ra thị trường…; thu nhập đầu người đạt từ 22-25 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,81%.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hổ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyển khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Phòng kinh tế hạ tầng phối hợp Trạm khuyến nông huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển bằng nguồn giống sinh sản nhân tạo cho 30 nông dân ở xã Lịch Hội Thượng.

Sử dụng xung điện và chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành trong cả nước đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi nói trên.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 nhà máy chế biến cá tra, hàng chục thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua cá đồng. Thế nhưng, thay vì sử dụng nguồn thủy sản nguyên liệu của người dân Hậu Giang thì các doanh nghiệp, cũng như thương lái thường chọn mua sản phẩm từ các tỉnh khác.

Thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng cao, kèm theo đó là sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ… là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thủy sản tăng doanh số bán hàng.