10 tháng xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 24,61 tỷ USD

Hạt điều là ngành có sự gia tăng trong xuất khẩu cả về lượng và giá trị
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,51 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cà phê vẫn là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất trong các mặt hàng nông sản, khối lượng xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,05 triệu tấn với tổng giá trị 2,13 tỷ USD, giảm 29,6 % về khối lượng và giảm 31,4% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với thị phần lần lượt là 14,15% và 11,61%.
Đối với ngành hàng cao su, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 9/2015 đạt 120 nghìn tấn với giá trị đạt 149 triệu USD, với ước tính này 10 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu cao su đạt 870 nghìn tấn, giá trị đạt 1,22 tỷ USD, tăng 3,5% về khối lượng nhưng giảm 15,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2015 đạt 1.426 USD/tấn, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Gạo cũng là ngành hàng có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị trong 10 tháng đầu năm 2015 với mức giảm 4,6% về khối lượng và giảm 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2015 đạt 428,69 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 với 37,03% thị phần.
Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu, duy nhất có hạt điều là ngành có sự gia tăng trong xuất khẩu.
Theo đó, khối lượng xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2015 đạt 272 nghìn tấn với 1,97 tỷ USD, tăng 6,8% về khối lượng và tăng 18,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2015 đạt 7.263 USD/tấn, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 35,67%, 12,92% và 12,86% tổng giá trị xuất khẩu.
Cũng theo Bộ NN & PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2015 ước đạt 19,17 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 14,43 tỷ USD,tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, toàn ngành nông nghiệp xuất siêu 5,44 tỷ USD.
Bộ NN & PTNT cho biết: Trong tháng 10, thị trường lúa gạo trong nước thực sự khởi sắc khi hoạt động thu mua được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang Philippines và Indonesia.
Giá điều trong nước hiện vẫn duy trì ở mức cao do trong những tháng cuối năm, nhiều thị trường lớn cần nhập khẩu điều phục vụ cho nhu cầu Giáng sinh 2015, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2016.
Có thể bạn quan tâm

Với chủ đề “Nông nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững”, hơn 400 gian hàng trong đó có nhiều gian hàng đến từ các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi tham gia trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng bao gồm các sản phẩm nông lâm thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị cơ khí công nghệ phục vụ cho sản xuất, chế biến cho bảo quản nông sản….

Thực hiện chương trình đào tạo huấn luyện khuyến nông giữa Trung tâm khuyến nông (TTKN) Quốc Gia và TTKN tỉnh năm 2014; Từ ngày 4 -11/11, TTKN tỉnh tổ chức đoàn khảo sát, học tập các mô hình nông nghiệp hiệu quả tại 3 tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai.

Để người dân trồng cao su tăng thu nhập, nhất là khi vườn cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản chưa khai thác mủ, 2 năm (2013 - 2014), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc (Viện KHKT Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen một số giống cây ngắn ngày trên nương cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, năm 2014, toàn tỉnh giảm 3,7% hộ nghèo so với năm 2013. Mục tiêu giảm nghèo bền vững được thực hiện tích cực, đồng bộ, trên cơ sở lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai tại địa phương, như: Nghị quyết 30a, Chương trình 135, dự án Giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới (WB)...

Trên thế giới, thực phẩm hữu cơ rất đa dạng, từ thực phẩm tươi, như: sữa, thịt, trứng, cá, rau quả... đến thực phẩm chế biến. Tại Việt Nam, sản phẩm hữu cơ phổ biến với người dùng chủ yếu là gạo, rau quả và một số loại thực phẩm chế biến nhập khẩu.