10 tháng xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 24,61 tỷ USD

Hạt điều là ngành có sự gia tăng trong xuất khẩu cả về lượng và giá trị
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,51 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cà phê vẫn là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất trong các mặt hàng nông sản, khối lượng xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,05 triệu tấn với tổng giá trị 2,13 tỷ USD, giảm 29,6 % về khối lượng và giảm 31,4% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với thị phần lần lượt là 14,15% và 11,61%.
Đối với ngành hàng cao su, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 9/2015 đạt 120 nghìn tấn với giá trị đạt 149 triệu USD, với ước tính này 10 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu cao su đạt 870 nghìn tấn, giá trị đạt 1,22 tỷ USD, tăng 3,5% về khối lượng nhưng giảm 15,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2015 đạt 1.426 USD/tấn, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Gạo cũng là ngành hàng có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị trong 10 tháng đầu năm 2015 với mức giảm 4,6% về khối lượng và giảm 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2015 đạt 428,69 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 với 37,03% thị phần.
Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu, duy nhất có hạt điều là ngành có sự gia tăng trong xuất khẩu.
Theo đó, khối lượng xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2015 đạt 272 nghìn tấn với 1,97 tỷ USD, tăng 6,8% về khối lượng và tăng 18,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2015 đạt 7.263 USD/tấn, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 35,67%, 12,92% và 12,86% tổng giá trị xuất khẩu.
Cũng theo Bộ NN & PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2015 ước đạt 19,17 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 14,43 tỷ USD,tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, toàn ngành nông nghiệp xuất siêu 5,44 tỷ USD.
Bộ NN & PTNT cho biết: Trong tháng 10, thị trường lúa gạo trong nước thực sự khởi sắc khi hoạt động thu mua được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang Philippines và Indonesia.
Giá điều trong nước hiện vẫn duy trì ở mức cao do trong những tháng cuối năm, nhiều thị trường lớn cần nhập khẩu điều phục vụ cho nhu cầu Giáng sinh 2015, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2016.
Related news

Sau 2 ngày có chỉ đạo của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, về việc làm rõ đúng, sai trong vụ tạm giữ 1,8 tấn bạch tuộc tại Hải Dương, Công an tỉnh này đã nhận sai và bồi thường số tiền 650 triệu đồng cho các ngư dân ở huyện Cần Giờ (TPHCM) vì số hàng đã bị hỏng.

Nhờ được học nghề trồng dâu, nuôi tằm bài bản, nhiều hộ dân xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) bây giờ đang có thu nhập cao từ nghề này và tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi