Vải Sớm Thanh Hà Được Giá, Vải Thiều Thu Hoạch Muộn Ở Hải Dương
Theo Phòng NN&PTNT thôn huyện Thanh Hà (Hải Dương), năm nay vải thiều sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 15-6 đến 15-7, muộn hơn năm ngoái 10 ngày.
Nguyên nhân do thời tiết thất thường nên vải ra hoa, đậu quả muộn. Hiện nay, 3.900 ha vải thiều đang phát triển tốt, riêng 40 ha vải ở xã Thanh Sơn và Thanh Khê được đầu tư chăm sóc tốt hơn nên quả đẹp và ít sâu bệnh.
Huyện chỉ đạo các xã tập trung chăm sóc, bảo đảm chất lượng quả vải, chú ý đến mẫu mã để dễ tiêu thụ. Dự kiến sản lượng vải thiều năm nay của huyện đạt khoảng 20 - 25 nghìn tấn.
*Xã Thanh Bính (Thanh Hà) hiện có 240 ha vải, trong đó 70% là vải u hồng, còn lại là vải thiều, u trứng và vải lai. Hiện nay một số diện tích vải u trứng đã bắt đầu cho thu hoạch. Vải trứng lì bán tại vườn vào sáng 9-5 có giá dao động từ 38 - 40 nghìn đồng/kg. Theo đánh giá của một số nhà vườn, mức giá như hiện nay là có thể chấp nhận được. Nếu lượng người thu mua nhiều thì mức giá này có thể giữ được ổn định trong một thời gian dài. Tuy nhiên, do vải chín chưa đều, nên lượng vải đầu vụ của Thanh Bính xuất ra thị trường hiện nay vẫn chưa nhiều.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang gia tăng cả về phương tiện và dụng cụ khai thác. Điều này ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của ngư dân ven biển.
Đó là nội dung quan trọng tại công văn số 1234/TCTS-NTTS ngày ngày 20/5/2015 của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) về việc chỉ đạo tăng cường quản lý, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2015.
Trong những năm gần đây, môi trường thuỷ sản là một trong những lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá ở huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, vào mùa mưa bão hàng năm, nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong việc bảo vệ thủy sản do môi trường bị biến động, thay đổi đột ngột làm cho thủy sản sinh trưởng và phát triển kém.
Cà Mau có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm công nghiệp. Cái duy nhất hiện nay chúng ta còn thiếu để đi đến thành công là chưa lắm vững kỹ thuật nuôi.
Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định, đến nay nông dân các địa phương trong tỉnh đã sử dụng trên 1.681 ha mặt nước để nuôi tôm, trong đó diện tích mặt nước thả nuôi tôm thẻ chân trắng 483,3 ha, tôm sú 1.197,7 ha.