Nhiều Biện Pháp Chỉ Đạo Cho Vụ Mùa
Để đạt được những mục tiêu gieo cấy 5.100 ha lúa, năng suất 55 tạ/ha, huyện Yên Phong chỉ đạo các xã, thị trấn bám sát định hướng của ngành Nông nghiệp, điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch.
Trong đó, chú trọng đưa vào đồng ruộng các giống lúa mới có tiềm năng, năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng. Đồng thời, áp dụng KHKT vào sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích.
Huyện chỉ đạo các địa phương ổn định diện tích gieo cấy lúa lai, tập trung gieo cấy chủ yếu các giống BTE1, N.ưu 89, Bác ưu 903 KBL; Tăng diện tích lúa chất lượng cao như: Nếp BM 9603, nếp cái hoa vàng, Bắc thơm... Tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa mới như: D.ưu 600, PC6, RVT, OM6976, QR1. Các giống lúa trước khi đưa vào sản xuất được kiểm định chặt chẽ, xử lý sâu bệnh ngay từ khâu ngâm, ủ. Đối với diện tích sản xuất áp dụng phương pháp gieo thẳng được chủ động về nguồn nước tưới, tiêu và khuyến cáo người dân thực hiện phun thuốc trừ cỏ theo nguyên tắc 4 đúng.
Ông Nguyễn Văn Đạc, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Phong cho biết: Huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã, thị trấn xây dựng phương án sản xuất, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về giống, vật tư và nước tưới phục vụ sản xuất. Ngoài các mức hỗ trợ giá giống của tỉnh, huyện cũng hỗ trợ thêm 20% giá giống lúa lai BTE1, Bác ưu 903 KBL, N.ưu 89; Hỗ trợ kinh phí diệt chuột và thuốc trừ rầy cho mạ mùa... Đồng thời, chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nông dân làm vệ sinh đồng ruộng, xuống giống kịp thời, đúng kỹ thuật và khung thời vụ. Dự kiến kết thúc cấy lúa mùa trung trước ngày 15-7”.
Đối với cây màu hè, khuyến cáo nông dân trồng các loại cây chính như dưa, bầu bí, mướp, rau cải các loại... Tùy từng địa phương trồng các loại cây phù hợp với thị trường tiêu thụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phấn đấu trồng đạt và vượt diện tích kế hoạch.
Dự báo sản xuất vụ mùa thường chịu ảnh hưởng không nhỏ của yếu tố thời tiết nên ngay từ đầu vụ, huyện đã cắt cử cán bộ trực tiếp phụ trách các địa phương để tư vấn, hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. Bên cạnh đó, chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng hệ thống kè, kênh, mương tưới, tiêu và xây dựng phương án chống úng, lụt cho lúa mùa; khuyến cáo bà con chủ động kiểm tra đồng ruộng, nhằm xử lý kịp thời sâu bệnh hại.
Sản xuất vụ mùa là một trong hai vụ sản xuất chính trong năm. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, việc chủ động trong sản xuất ngay từ đầu vụ sẽ giúp Yên Phong thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra trong vụ mùa 2013.
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng kế hoạch thức ăn xanh cho bò và kế hoạch trồng cỏ; Các phương thức, kỹ thuật, điều kiện để nuôi bò vỗ béo; Cách chế biến các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò; Các kiến thức về một số bệnh thường gặp ở bò…
Đây là mô hình mới lần đầu tiên đưa vào thử nghiệm trên địa bàn huyện Phong Điền. Trong thời gian 8 tháng nuôi thử nghiệm, nếu mô hình thành công sẽ mở rộng quy mô, số lượng người tham gia nuôi trên địa bàn.
Mấy tháng nay Ở Hậu Giang, giá heo hơi vẫn giữ ổn định ở mức cao từ 50.000 đồng/kg trở lên nên người chăn nuôi có xu hướng trở lại nuôi heo, nhất là nuôi heo đợt bán Tết Nguyên đán sắp tới. Vì vậy đẩy giá heo giống tăng vọt từ 100.000 đồng/kg tăng lên 110.000 - 120.000 đồng/kg.
Kinh tế chủ yếu của xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre là sản xuất nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong những năm qua, tận dụng nguồn nguyên liệu rơm sẵn có tại địa phương, người dân An Ngãi Trung trồng nấm rơm và bước đầu đạt một số kết quả.
Tại huyện Long Mỹ (Hậu Giang), hiện thương lái mua gừng tại rẫy có giá 21.000 đồng/kg. So với vài tháng trước, giá gừng đã giảm 6.000 đồng/kg nhưng cao hơn vụ cùng kỳ 11.000 đồng/kg. Với năng suất trung bình mỗi công khoảng 1,3 - 1,5 tấn, nông dân bán thu được từ 45 - 50 triệu đồng/công. Sau khi trừ chi phí lời khoảng 30 triệu đồng.