10 Hải Đăng Ấn Tượng Nhất Thế Giới
Vai trò dẫn đường, cảnh báo hiểm nguy cho các con tàu trên đại dương trong màn đêm đen đặc của những ngọn hải đăng là không phải bàn cãi. Nhưng ít ai biết đến ngoài “trách nhiệm” to lớn ấy, hải đăng còn có những vẻ đẹp đặc biệt hấp dẫn.
1. Eddystone
Có thể nói, Eddystone là ngọn hải đăng nổi tiếng nhất, cao 37m, được xây dựng từ năm 1996 gần hải cảng Plymouth, Anh. Eddystone đã ba lần bị thiêu rụi và phá hủy bởi bão. Năm 1882, ngọn hải đăng này được xây dựng lại và tồn tại đến ngày nay.
Hải đăng Eddystone
2. Gibbs Hill
Gibbs Hill được xây dựng năm 1844, là một trong những hải đăng sắt cổ nhất trên thế giới, nằm trên ngọn đồi ở Southampton cao 74,7m. Gibbs Hill cao 35,7m, các tia sáng phát ra từ ngọn đèn 1.000W có tầm nhìn lên đến 26 hải lý. Để lên đến đỉnh ngọn hải đăng, bạn phải bước lên 185 bậc thang.
Hải đăng Gibbs Hill
3. Cape Hatteras
Cape Hatteras được xây dựng từ năm 1870, là một biểu tượng nổi tiếng của thành phố California, Mỹ. Với độ cao khoảng hơn 60,5m, tính từ mặt đất tới đỉnh của cột thu lôi, Cape Hatteras được xem là ngọn hải đăng cao nhất ở Mỹ và là ngọn hải đăng bằng gạch lớn nhất thế giới.
Hải đăng Cape Hatteras
4. Pondicherry
Pondicherry lần đầu tiên được sử dụng vào ngày 1/7/1836 ở Ấn Độ và tiếp tục được sử dụng đến năm 1979. Hiện nay, ngọn hải đăng này “bị bỏ quên” bên bờ biển.
Hải đăng Pondicherry
5. Green Cape
Green Cape là ngọn hải đăng nằm ở mũi Green Cape, một mũi đất hình thành biên giới phía Bắc của Vịnh Disaster, ở phía Nam New South Wales, Australia. Cao khoảng 29m, đây là ngọn hải đăng đầu tiên được xây bằng bê tông.
Hải đăng Green Cape
6. Creach
Creach là ngọn hải đăng cao 54m, được xây dựng tại Ushant, Pháp và được xem là ngọn hải đăng sáng nhất thế giới. Có hai ngọn hải đăng gần giống với Creach là La Jument và Nividic. Cả ba đều là những ngọn hải đăng nổi tiếng trong khu vực.
Hải đăng Creach
7. Cape Palliser
Là ngọn hải đăng tại mũi Palliser ở vùng Wellington, phía Bắc đảo New Zealand. Nó thuộc sở hữu và điều hành bởi Cơ quan Hàng hải New Zealand. Ngọn hải đăng này được xây dựng từ 1897, hoạt động không có người điều khiển, tự động nhấp nháy 20 giây đồng hồ. Cape Palliser có 268 bậc thang uốn lượn bên trong. Nhìn từ biển khơi, ngọn hải đăng nổi bật với hai màu đỏ, trắng.
Hải đăng Cape Palliser
8. Marjaniemi
Hải đăng Marjaniemi nằm giữa cánh đồng hoa rực rỡ trong ngôi làng Marjaniemi, Phần Lan, được thiết kế bởi Dahlstrom Hampus Axel và lần đầu tiên được thắp sáng vào năm 1872. Có hai người canh giữ ngọn hải đăng cho đến năm 1962, khi ngọn hải đăng đi vào hoạt động tự động. Bên trong hải đăng có 110 bậc không có tầng trung gian.
Hải đăng Marjaniemi
9. Hook Head
Hook Head, Ireland được xem là ngọn hải đăng tồn tại lâu đời và là một trong những ngọn hải đăng đẹp nhất trên thế giới. Tính đến nay, cấu trúc của Hook Head đã đứng vững được hơn 800 năm.
Hải đăng Hook Head
10. Slangkop
Slangkop cao 33m nằm ở mũi Hảo Vọng, Nam Phi, được xây dựng bằng đá từ năm 1914 và được thắp sáng lần đầu tiên vào năm 1919. Bên trong hải đăng trống rỗng, chỉ chứa một cầu thang và một máy phát điện. Slangkop đã chứng minh được lợi ích mà nó mang lại cho các thủy thủ trong khu vực.
Hải đăng Slangkop
Có thể bạn quan tâm
Là một huyện miền núi có hơn 6 nghìn ha diện tích đất rừng và lâm nghiệp nên phát triển kinh tế trang trại gắn liền với đồi rừng là một trong những chương trình ưu tiên của huyện Cẩm Khê.
Vụ chiêm xuân 2013-2014, Trạm Khuyến nông Tam Nông phối hợp với Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống lúa lai 3 dòng 27P31 tại xã Hiền Quan quy mô 3.600m2 với 10 hộ tham gia.
Không thông qua chính quyền địa phương các cấp, nhiều thương gia người Trung Quốc đã lén lút về các huyện Chư Sê, Chư Prông… thuộc tỉnh Gia Lai để thuê đất trồng dưa hấu.
Ngày 10/6, hơn 100 đại biểu huyện Tam Bình, các sở, ngành tỉnh Vĩnh Long, DN, chủ cơ sở làng nghề và nông dân làm vườn tham gia Hội thảo “Kết nối cung - cầu nâng cao giá trị nông sản”, do UBND huyện Tam Bình phối hợp Khoa Kinh tế - trường ĐH Cần Thơ tổ chức.
Việt Nam hiện có khoảng 1,2 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS), chưa kể diện tích NTTS trên biển; trong đó có trên 660.000 ha nuôi tôm nước lợ và trên 5.000 ha nuôi cá tra. Thức ăn cho 2 đối tượng nuôi nói trên 100% phải sử dụng thức ăn công nghiệp.