Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vất vả nghề nuôi ong lấy mật

Vất vả nghề nuôi ong lấy mật
Ngày đăng: 24/09/2015

Anh Hoá chăm sóc ong tại điểm đặt ở xã Bàu Đồn.

Ong nuôi cho năng suất mật cao, bán được giá, nhiều hộ nhờ đó mà thoát nghèo, thậm chí làm giàu.

Nhưng để đến được với nghề, người nuôi ong phải trải qua một quá trình học hỏi về kỹ thuật, kinh nghiệm. Đồng thời, muốn thu được năng suất mật như ý muốn, người nuôi phải tiêu tốn rất nhiều thời gian để theo ong tìm mật.

Trước những năm 2000, muốn làm nghề nuôi ong thì phải “tầm sư học đạo”. Đơn cử như trường hợp của anh Nguyễn Văn Hoá, người quê gốc Hà Tĩnh, hiện đang định cư tại xã Bắc Sơn, Trảng Bom, Đồng Nai. Năm 1996, anh đã bắt đầu tìm học nghề nuôi ong khắp nơi- từ miền núi xuống đồng bằng, đến năm 2003 mới chính thức gầy được đàn ong riêng cho mình.

Hiện nay anh Hoá đã gây dựng được 950 thùng ong nuôi (mỗi thùng thường có kích thước bên trong là 47cm x 43cm x 25cm, một thùng chứa được 10 khung cầu để ong làm tổ). Trong đó có 500 thùng đặt ở tổ 7, ấp 2, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu và 450 thùng ở ấp Trường Lưu, xã Trường Đông, huyện Hoà Thành.

Những thùng ong này mới được chuyển từ miền Trung vào đây gần một tháng nay. Thường thì chỉ sau từ ba đến bốn tháng, anh Hoá phải chuyển thùng ong đến vùng hoa mới.

Bởi ong nuôi, bên cạnh việc cho ăn giặm thêm nguồn thức ăn nhân tạo (hỗn hợp nước, đường hoặc xi rô đường, phấn hoa nhân tạo, bột đậu nành), còn phải tìm vùng có hoa để ong hút mật thì sản phẩm mới có chất lượng.

Anh Hoá cho biết: “Cuộc sống cứ rày đây mai đó theo con ong, hoa nở nhiều ở vùng nào thì chuyển thùng ong đến vùng đó. Các tỉnh trên cả nước tôi đều đã đặt chân đến, một năm trời ở nhà với vợ con chỉ được khoảng 30 ngày.

Nghề này một khi đã đam mê, yêu thích thì khó bỏ lắm”. Dân nuôi ong số lượng lớn thường chọn những vùng có nhiều hoa, trong đó các hoa ưu tiên được chọn là hoa vải, nhãn, cà phê, trà, tràm và cao su. Bởi những loài cây cho hoa này thường được trồng với diện tích lớn, rất phù hợp với mô hình nuôi ong công nghiệp.

Anh Lưu Đức Trung- một người có thâm niên 15 năm trong nghề nuôi ong, quê ở xã Đông Huy, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, cũng vì mê theo con ong mà vào định cư luôn ở xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Gia đình anh có ba anh em đều theo nghề nuôi ong, hiện đã gây dựng được 2.000 thùng ong mật, mỗi người một phương đi tìm mùa hoa nở để đặt ong. Hai người em- một người đang đặt ong ở miền Trung, người còn lại đang ở miền Tây, còn anh Trung đang đặt 800 thùng ong ở xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Với giá mật giao động từ 35 đến 40 nghìn đồng/kg như hiện nay, 2.000 thùng ong của gia đình anh Trung cho thu nhập mỗi năm khoảng 300 triệu đồng. Sản phẩm được các công ty chuyên kinh doanh lĩnh vực này đến tận nơi thu mua.

Tuy nhiên, theo anh Lưu Đức Trung: “Cực lắm, người nuôi phải theo dõi và chăm sóc ong hằng ngày. Hơn nữa, địa điểm mà con ong thích nghi để tìm mật toàn những nơi không điện nước, phải dựng lều tạm để ở, rất thiếu thốn tiện nghi.

Xứ lạ quê người sợ nhất là chuyện bệnh đau. Có chỗ còn bị người dân xua đuổi vì cho rằng con ong phá hoại mùa màng, nhưng thật ra con ong thụ phấn cho hoa kết trái nhiều hơn.

Cũng có vùng người ta biết loài côn trùng này có lợi, họ cho đặt ong, nhưng lại đòi trả tiền mặt bằng, đôi khi mình đành chịu vậy”.

Nuôi ong mật di động theo mùa hoa có lúc cũng bị thua lỗ. Nguyên nhân chính là do chủ ong không biết bà con đã phun thuốc cho cây trồng có hoa, trong đó có thuốc trừ sâu, rầy. Khi đưa ong đến đặt nhằm phải lúc mới phun thuốc, xem như người nuôi tự “giết” đàn ong của mình.


Có thể bạn quan tâm

Quản Lý, Giám Sát Chặt Chẽ Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản Quản Lý, Giám Sát Chặt Chẽ Hoạt Động Khai Thác Thủy Sản

Mặc dù có những bước phát triển tích cực trong khai thác thủy sản, song ở tỉnh ta vẫn còn tình trạng số lượng lớn tàu cá công suất nhỏ và cả tàu cá công suất lớn tập trung khai thác thủy sản trái phép ở vùng ven bờ, sử dụng các ngư cụ, phương pháp khai thác mang tính hủy diệt dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, môi trường bị xâm hại, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngư dân.

06/09/2014
Thái Nguyên Có Trên 100 Trại Sản Xuất Giống Gà Thái Nguyên Có Trên 100 Trại Sản Xuất Giống Gà

Mỗi lứa, gia đình anh Trần Văn Thơ, ở xóm Cổ Rùa, xã Cao Ngạn (T.P Thái Nguyên) nuôi từ 6.000 đến 8.000 con gà, nguồn giống được lấy từ các trại sản xuất, kinh doanh giống trong tỉnh Thái Nguyên.

07/11/2014
Mưa Dầm, Giá Công Cắt Lúa Tăng Cao Mưa Dầm, Giá Công Cắt Lúa Tăng Cao

Nhà anh Bùi Văn Tú Em có 24 công ruộng nhưng “mới thu hoạch được hơn 10 công thì trời mưa suốt, khoảng 5 công lúa ngã xẹp lép buộc phải mướn cắt tay với giá 400.000 đ/công”. Anh Tú Em nhẩm tính, năng suất vụ này khoảng 25 giạ/công, với giá lúa 105.000 đ/giạ như hiện nay nếu thời tiết thuận lợi, cắt máy được thì trừ chi phí nông dân còn có thể lời khoảng 1 triệu đồng/công.

07/11/2014
Thái Lan Xuất Khẩu Tôm 8 Tháng Đầu Năm Giảm 32% Thái Lan Xuất Khẩu Tôm 8 Tháng Đầu Năm Giảm 32%

Cùng với dự báo XK tôm của Thái Lan khó có thể phục hồi trước QII/2015 do tác động của EMS (Hội chứng tôm chết sớm), kim ngạch XK của Thái Lan trong tám 8tháng đầu năm 2014 đã giảm trên tất cả các thị trường.

06/11/2014
Đoạn Đường... Chuối Hột Đoạn Đường... Chuối Hột

Khi ghé vào bất kỳ điểm bán chuối hột nào ở khu vực này, người mua thường được giới thiệu… về chuối, không phải ăn như thế nào, mà là công dụng trị bệnh của nó. Ghé một điểm bán dựng bảng quảng cáo nét chữ viết bằng tay “Kim Nhĩ, bán chuối hột sỉ và lẻ, điện thoại…”, cô bán hàng vui vẻ chào mời.

07/11/2014