Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê
Nhằm bao vây dập tắt bệnh đậu trên đàn dê tại thôn An Hòa, xã Xuân hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận đã giao nhiệm vụ cho Phòng Vệ sinh dịch tể phối hợp với Trạm Thú y huyện Ninh Hải và Ban Thú y xã Xuân Hải cùng với nhân dân trong thôn An Hải nhanh chóng triển khai công tác phòng chống bệnh đậu trên đàn dê; thực hiện cách ly, điều trị số dê bị bệnh; tiêu độc chuồng trại, xử lý xác dê bị bệnh chết; khoanh vùng, theo dõi diễn biến của dịch đậu dê; thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh, triệu chứng lâm sàng và cách phòng chống bệnh đậu dê trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho người nuôi dê chủ động phòng chống và trị bệnh cho dê. Nhờ vậy tính đến nay, trong tổng số 196 con dê bị bệnh đã có 126 con đã khỏi bệnh và đang trong giai đoạn hồi phục, 58 con còn lại có dấu hiệu bệnh đang giảm dần.
Chi cục Thú y tỉnh cũng đã lấy bệnh phẩm gửi tới Trung tâm Thú y vùng, tại Thành phố Hồ Chí Minh xác định virút gây bệnh để có phương pháp phòng trị bệnh phù hợp; đồng thời cùng với địa phương tổ chức xử lý môi trường, cấp hóa chất cho các hộ chăn nuôi dê phun chung quanh khu vực để sát trùng tiêu độc ; khuyến cáo nhân dân trong vùng tạm ngừng vận chuyển dê ra khỏi khu vực thôn (ít nhất là sau 45 ngày kể từ ngày con dê cuối cùng bị bệnh được tiêu hủy) để phòng tránh bệnh đậu dê lây lan trên diện rộng.
Trong hai tháng qua, các hộ gia đình chăn nuôi dê tại thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải mất ăn, mất ngủ bởi đàn dê của họ bỗng nhiên xuất hiện một "bệnh lạ", bệnh từ từ lây truyền từ con này sang con khác. Tính đến thời điểm này đã có 196 con dê của 12 hộ gia đình trong thôn đã bị mắc bệnh này, trong đó có 12 con đã bị chết.
Sau khi nhận được tin báo, Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành kiểm tra chẩn đoán, xác định đây là bệnh đậu dê do virut Capriox thuộc họ Poxviridae gây nên. Đây cũng là lần đầu tiên bệnh đậu dê xuất hiện tại tỉnh Ninh Thuận và hiện nay chưa có thuốc đặc trị.
Có thể bạn quan tâm
Theo kế hoạch, diện tích thả nuôi cá tra năm 2014 của Đồng Tháp là gần 2.000 ha, ước sản lượng 180.000 tấn. Nhưng đến thời điểm này diện tích thả nuôi trong tỉnh chỉ có 1.333 ha.
Xây dựng và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của cả nước với tốc độ tăng trưởng cao. Phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước tầm quốc gia và quốc tế.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã ra quyết định về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Arabica Lang Biang” - nhãn hiệu cà phê thứ hai của Lâm Đồng sau nhãn hiệu “Cà phê Di Linh”.
Tại TX Sông Cầu, người đầu tiên trồng rong nho là anh Lương Khắc Lâm. Anh Lâm cho biết: “Cách đây 2 năm, tôi từ TP Tuy Hòa ra xã Xuân Phương (TX Sông Cầu) trồng rong nho. Ban đầu, tôi mua khoảng 500kg giống (25.000 đồng/kg) ở Khánh Hòa về trồng trên diện tích ao hơn 1.500m2.
Con đường thẳng tắp giữa cánh Đồng Lăng, Gò Vịt thuộc thôn Thi Phương. “Cách đây hơn một năm, nó chỉ là con đường đất lầy lội. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, chính quyền và nhân dân đã đầu tư thi công mặt đường bằng bê tông xi măng có chiều dài 1,3km đạt tiêu chuẩn quy định” - ông Phan Phước Thăm, Bí thư Chi bộ thôn cho hay.