Thiếu Số Liệu Chính Xác Về Cá Tra Nguyên Liệu

Tại một số tỉnh ở ĐBSCL xảy ra tình trạng nơi thì dư thừa cá tra nguyên liệu, nơi đủ và có nơi lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, một điểm chung là các địa phương đều khó khăn trong việc thiếu số liệu chính xác về nguyên liệu cá tra.
Trước thông tin thiếu nguyên liệu cá tra đáng lẽ anh Đức, chủ những ao cá tra phải vui mừng. Tuy nhiên, từng ngày trôi qua anh đang lo lắng không biết tiêu thụ lượng cá này như thế nào. Bởi một phần là cá quá nhỏ chưa đủ kích cỡ để bán, phần lớn còn lại do cá quá to trên 1 kg/con nên cuối cùng không thể bán cho doanh nghiệp nào.
Anh Phạm Hữu Đức, Xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Thời gian trước giá cả giảm sút chỉ còn khoảng 19.000 đồng/kg, lỗ đến 2.500 đồng/kg nên không bán. Giờ lứa cá này sau thời gian cho ăn đã quá lớn nên không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp vì các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ mua loại cá dưới 1 kg".
Tại Công ty thủy sản Trường Giang, đáng lẽ mỗi tháng doanh nghiệp này phải chế biến xuất khẩu khoảng 7-8 tấn nguyên liệu cá tra, nhưng do thiếu hụt nghiêm trọng nguyên liệu cá tra nên hiện chỉ sản xuất với khoảng 50-60% công suất.
Tuy nhiên, cứ ngỡ doanh nghiệp nào cũng rơi vào hoàn cảnh thiếu trầm trọng nguyên liệu cá tra, nhưng cũng có những doanh nghiệp vẫn chủ động được nguyên liệu. Doanh nghiệp vẫn đáp ứng được sản lượng 75 tấn cá/ngày cho xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu cá được doanh nghiệp chủ động tự nuôi chiếm 70%, và 30% ổn định lấy từ nguồi nông dân.
Hiệp hội thủy sản Việt Nam cũng cho biết, hiện một số hộ dân nuôi cá chưa đủ kích cỡ thương phẩm để xuất khẩu và phải tiếp tục nuôi thời gian ngắn nữa nên cũng có thể xảy ra tình trạng thiếu cá cho việc chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, theo thống kê từ các tỉnh sự thiếu hụt nguyên liệu cá lại không quá nghiêm trọng như những thông tin vừa qua.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng: "Năm nay, tình trạng bỏ ao của người nuôi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến vấn đề nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy. Tuy nhiên, do nhu cầu từ phía các nhà nhập khẩu cũng có sự giảm nên việc thiếu nguyên liệu cũng sẽ xảy ra ở một giai đoạn nhất định. Nếu cho rằng thiếu một cách trầm trọng thì cũng chưa đến mức như vậy".
Ông Hòe cũng cho biết, điều chính yếu hiện nay là không có bất cứ một khảo sát cụ thể nào về diện tích nuôi và quá trình nuôi cá của người dân và ngay cả các doanh nghiệp tổ chức nuôi. Từ những thống kê không chính xác, không đầy đủ về số liệu về nguyên liệu cá tra khiến cho người dân nuôi cá loay hoay tìm đầu ra và doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi thu mua.
Có thể bạn quan tâm

Hai năm trở lại đây, ngành mía đường đã hết thời kỳ ngọt ngào khi phải đối diện với việc nguồn cung trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ.

Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh còn tạm trữ hơn 47.000 tấn lúa thương phẩm, đây là sản lượng lúa tồn đọng từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu từ đầu năm 2014. Tuy gần đây giá lúa trên thị trường tăng nhẹ, là thời điểm thích hợp bán ra nhưng gặp phải mưa bão liên miên trong những ngày qua, thương lái đã ép giá, khiến đầu ra hạt lúa thêm khó khăn.

Ông Phạm Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, rau diếp cá và xà lách xoong là 2 loại cây trồng chủ lực của xã, đem lại nguồn thu nhập khá cao. Đầu ra của diếp cá rất ổn định, chủ yếu tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Diện tích diếp cá của toàn xã khoảng 5 ha.

Anh Hà Văn An, một trong sáu chủ vựa lớn ở chân núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên cho hay: Vào thời điểm tháng 9, mỗi ngày anh thu mua từ 1 - 3 tấn măng tươi. Ngoài các vựa thu gom măng ở ấp An Hoà, còn có những chuyến hàng đi thẳng từ Lâm Viên tới Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và các chợ ở TP.HCM. Bình quân mỗi chuyến trừ hết chi phí còn lãi gần 7 triệu đồng.

Ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.