Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn

Tôm hùm giá rẻ hay tôm bị bệnh chết bày bán trong chợ, trên đường phố nhưng không nguy hiểm nên có thể ăn được.
Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.
“Chỉ khi nào tôm hùm bị bệnh do virus gây ra thì mới cần tiêu hủy, còn như hiện nay bệnh trên tôm hùm do vi khuẩn, nấm gây ra thì có thể dùng làm món ăn bình thường”, ông Trí nói.
Ông Trí cho biết, trong thời gian qua, do dịch bệnh trên tôm hùm bùng phát nên tại một số tỉnh thành, trong đó có TPHCM người dân bày bán tôm hùm ở trên đường thường là tôm chết do bệnh vi khuẩn, nấm nên người tiêu dùng có thể mua về chế biến để ăn mà không e ngại đến những vi sinh vật này tác động đến sức khỏe.
Theo bà Nguyễn Thị Ly Lan, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, Khánh Hòa cho biết, hiện giá tôm hùm (loại bị chết ngạt) là 600.000 đồng/kg, còn tôm hùm sống là 1,7 triệu đồng/kg. Thường tôm nuôi 18-20 tháng là có trọng lượng từ 800 gam đến 1,2 kg/con. Khoảng sau một năm tôm hùm có trọng lượng từ 300 đến 400 gam và có thể bán ra thị trường nếu tôm bị dịch bệnh.
Bà Lan cho biết, trong lứa tôm hùm trước gia đình bà thả nuôi 2.200 con tôm giống, sau gần 20 tháng chỉ thu hoạch được 900 con, còn lại là chết vì dịch bệnh.
Những bệnh thường gặp ở tôm hùm như đen mang, đỏ thân, bệnh sữa và xuất hiện quanh năm, đặc biệt là những tháng có mùa mưa. Theo ông Trí, hiện nguồn tôm hùm cung cấp cho các tỉnh miền Trung chủ yếu là đánh bắt từ ngoài tự nhiên.
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đang lấy ý kiến dự thảo thông tư về quy định các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm hùm nuôi trong đó cho phép người nuôi có thể đem bán tôm hùm bị chết do dịch bệnh ra ngoài thị trường.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó việc có dự thảo thông tư này là quá chậm, không theo kịp thình hình thực tế vì tình hình dịch bệnh trên tôm hùm trong vài năm qua và năm nào cũng có hiện tượng tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa, Phú Yên bị chết hàng loạt.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tại các trang trại, lợn hơi có giá 34.000 đ/kg, còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ có thể bán được với giá 31.000-33.000 đ/kg.

Tại chợ đầu mối, sau khi bốc dỡ sang các thùng xốp và sọt tre Việt Nam, cam Trung Quốc được xếp vào gian hàng, lên bảng giá và "biến hình" khi vào chợ lẻ.

Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng của tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.

Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Hội Nông ngư dân (NND) xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) đã tích cực vận động hội viên đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy thế mạnh của địa phương để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Cam Hải Đông những ngày này đang vào vụ thu hoạch rong sụn. Đây là địa phương có thế mạnh về trồng rong sụn của huyện. Năm nay, gia đình anh Hồ Ngọc Sơn (thôn Thủy Triều) trồng 1,5ha rong sụn. Năm ngoái, do thời tiết thất thường nên rong sụn nhà anh bị hỏng nhiều, không lãi. Năm nay, tình hình khá hơn nhiều.