Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình)
Trung tâm chẩn đoán Thú y T.Ư (thuộc Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại xã Gia Thủy (huyện Nho Quan - Ninh Bình) là do vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân (SCV) trên mẫu bệnh phẩm cá trắm cỏ tại cơ sở nuôi cá của anh Nguyễn Văn Kiên (xã Gia Thủy, Nho Quan).
Trước đó, từ ngày 1 đến 8-8, các hộ nuôi cá tại xã Gia Thủy phát hiện cá chết rải rác, sau đó chết hàng loạt tới 90% số cá trắm cỏ, trắm đen, cá chép tại khu ruộng trũng, gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi cá ở xã. Người dân vớt được 19 tấn cá trắm cỏ, gần sáu tấn cá trắm đen. Tổng thiệt hại lên tới hơn 1, 2 tỷ đồng.
Ngay khi cá có hiện tượng chết rải rác, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y cử cán bộ xuống cơ sở để lấy mẫu bệnh phẩm tìm nguyên nhân cá chết, đồng thời khuyến cáo nông dân thu gom cá chết đề phòng dịch bệnh bùng phát, áp dụng một số biện pháp để phòng bệnh cho số cá còn lại.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cử đoàn cán bộ về trực tiếp kiểm tra, thu mẫu môi trường cá nuôi để phân tích, xác định các tác nhân gây chết cá ở xã Gia Thủy.
Có thể bạn quan tâm
Hiện toàn tỉnh Quảng Bình có 7 cơ sở sản xuất tôm giống để cung ứng cho các hộ nuôi tôm trên địa bàn. 8 tháng năm 2015, các cơ sở này đã sản xuất hơn 1,3 tỷ tôm giống.
Từ khi có tuyến xe buýt chạy qua, địa danh Hậu Hiền thuộc xã Thiệu Tâm (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) ngày càng được nhiều người biết đến.
Nguồn lợi thủy sản (NLTS) trên đầm Nha Phu hiện đã cạn kiệt, nguyên nhân chủ yếu là do ngư dân sử dụng các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt. Điều này đã khiến đời sống của không ít người dân ven biển bị ảnh hưởng.
Bệnh phân trắng, chậm lớn, tôm lớn không đồng đều… là những bệnh liên quan đến bệnh đường ruột của tôm nuôi mà hộ nuôi tôm đặc biệt quan tâm, bởi tỉ lệ tôm bệnh có liên quan đến đường ruột chiếm trên 60% diện tích nuôi.
“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất và quy trình sử dụng chế phẩm xử lý môi trường, nuôi trồng thủy sản Neo-polymic phù hợp tại Quảng Trị” là đề tài hợp tác với các ngành và địa phương do Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam quản lý