Hà Nội Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Hợp Tác Xã Chăn Nuôi

Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy mô lớn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tăng cường phát triển các Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi nhằm nâng cao ý thức của người dân từ khâu tổ chức sản xuất, quản lý trang trại đến bao tiêu sản phẩm.
Hiện nay, trên địa bàn TP. Hà Nội có 9 HTX sản xuất chăn nuôi hoạt động hiệu quả như: HTX Cổ Đông-Sơn Tây có 197 hộ với tổng đàn lợn là 140.000 con; HTX chăn nuôi Hoà Mỹ có 33 hộ với tổng đàn lợn 35.225 con, nuôi tập trung ở 2 xã Vạn Thái và Sơn Công; HTX chăn nuôi Hồng Quang với 24 xã viên, HTX chăn nuôi Mỹ Hà (Mỹ Đức) có 24 hộ với tổng đàn lợn 9.125 con...
Hà Nội cũng đã xây dựng được 4 vùng chăn nuôi lợn tại các huyện: Ứng Hòa, Thạch Thất, Thanh Oai, Sơn Tây với tổng đàn hơn 200.000 con và 13 xã chăn nuôi lợn trọng điểm trên địa bàn thị xã Sơn Tây, các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Ðức và Gia Lâm. Ngoài ra, có 6 khu chăn nuôi lợn tập trung tại 4 huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố với hơn 27.000 con.
Thành phố cũng đã hình thành rõ nét và tập trung phát triển 6 vùng chăn nuôi gà tập trung với quy mô lớn ngoài khu dân cư tại các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Ðông Anh, Sơn Tây, Quốc Oai, Sóc Sơn với gần 3 triệu con và 2 vùng chăn nuôi vịt quy mô lớn tại các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa.
Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội đã phối hợp, tư vấn cho các doanh nghiệp làm việc với các địa phương có thế mạnh về chăn nuôi gia súc gia cầm tổ chức ký kết, hợp tác bao tiêu sản phẩm cho hộ chăn nuôi, đồng thời các doanh nghiệp này còn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
Trung tâm đã tư vấn, phối hợp với các Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội đưa một số sản phẩm chăn nuôi của 7 đơn vị như trang trại Bảo Châu, Công ty cổ phần thực phẩm sạch 3F, trang trại 729 Ba Vì, Công ty cổ phần Giang Sơn - Bắc Giang, Công ty cổ phần Tiên Viên, Công ty cổ phần tư vấn dịch vụ và thương mại nông sản thực phẩm nông thôn, Công ty cổ phần ứng dụng phát triển công nghệ sinh học tiêu thụ qua các điểm phân phối của Sàn giao dịch. Các đơn vị đã tiêu thụ sản phẩm qua sàn ở 78 điểm phân phối tại các cơ quan, khu dân cư bước đầu ổn định, đạt hiệu quả cao được người tiêu dùng đánh giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Tôi gặp Phạm Năng Thành lần đầu khi anh là 1 trong 5 nông dân của tỉnh Hưng Yên về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (tháng 5.2012). “Trong 2 năm đó, vợ chồng em nâng diện tích trồng chuối từ 10ha lên gần 20ha; xây căn biệt thự khang trang và sắm xe hơi...” - Thành chia sẻ trong lần gặp lại tôi mới đây.

Hiện nay, ở khu vực duyên hải miền Trung chưa có tỉnh nào trồng cây Mắc ca. Song, huyện Sơn Tây đã mạnh dạn đưa cây này trồng trên diện tích 6 ha với tổng kinh phí đầu tư gần 1,3 tỷ đồng ở 3 địa phương: Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long trong tháng 9 này.

Sự ra đời của Nghị định số 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ không chỉ làm nức lòng bà con ngư dân, mà đây thật sự là cú huých để ngành thủy sản phát triển. Tuy nhiên, nhiều ngư dân vẫn còn băn khoăn liệu mình có nằm trong diện được tiếp cận nguồn vốn này.

Sau một thời gian dài bị cuốn theo “cơn lốc ti tan”, gần đây nhiều ngư dân ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã quay trở lại với nghề biển của cha ông. Nhờ kinh nghiệm đi biển dày dạn, thuyền chài, ngư lưới cụ được chú trọng đầu tư, thời tiết thuận lợi… mà những mùa biển gần đây ngư dân Vĩnh Thái liên tiếp thắng lợi. Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2014, nhiều ngư dân đã có thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng nhờ tích cực bám biển.

Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) chuyển giao 100 mô hình biogas theo công nghệ Thái Lan cho nông dân địa phương.