Bệnh Đốm Phấn
Triệu chứng bệnhBệnh còn được gọi là bệnh sương mai, rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm. Ở Đồng bằng sông Cửu long, bệnh thường nặng vào vụ Hè Thu và có thể thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi, ngay cả trong vụ Đông Xuân. Điều kiện khí hậu ở nước ta rất thích hợp cho bệnh này phát triển.
Bệnh tấn công chủ yếu trên lá, trái và hạt cũng bị nhiễm khi bệnh nặng. Đầu tiên, mặt trên lá có những đốm nhỏ màu vàng hoặc xanh nhạt, mặt dưới lá có những cụm nấm giống như phấn màu trắng xám. Đây là tập hợp các đính bào đài (conidiophores) và các đính bào tử (conidia) của nấm gây bệnh. Đốm bệnh sẽ chuyển sang màu xám sậm hoặc nâu sậm, lá khô và rụng sớm. Nấm bệnh cũng có khả năng xâm nhập vào lớp vỏ trái rồi vào hạt. Hạt bị phủ bởi một lớp bụi trắng (white crusts) với nhiều nõan bào tử (oospores). Bệnh nặng, trái và hạt không phát triển.
Tác nhân gây bệnh
Do nấm Peronospora manshurica (Naumov) SydowĐính bào đài không màu và không vách ngăn, mọc thành chùm ở khí khẩu, có kích thước 350 - 880 x 6 - 8 micron, phân nhánh đôi ở đầu (đặc điểm này giúp ta nhận diện nấm được dễ dàng).
Đính bào tử là một tế bào không màu hoặc có màu vàng nhạt, hình cầu hoặc hình trứng, có màng mỏng, kích thước: 15 - 28 x 16 - 22 micron.
Noãn bào tử còn được gọi là bào tử nghỉ (resting spore), được thành lập bên trong mô cây, có vách dày, màu vàng, hình cầu có đường kính 24 - 40 micron. Bề mặt láng với cấu tạo võng lưới. Noãn bào tử có thể tồn tại ở hạt giống, bao phủ bên ngoài hạt giống làm cho lớp vỏ hạt cứng lại.
Trong thời gian cây đang sinh trưởng, nấm lây lan bằng đính bào tử, nấm được lưu tồn qua vụ sau bằng noãn bào tử trong xác bã của cây bệnh và trong hạt giống. Loại nấm này có nhiều dòng sinh lý khác nhau nên việc tuyển chọn giống kháng bệnh gặp nhiều khó khăn.
Biện pháp phòng trị
- Chọn hạt giống ở những ruộng không bệnh. Sàng sẩy hạt trước khi tồn trữ hoặc trước khi gieo. Dùng giống chống bệnh.- Chọn thời vụ thích hợp, tăng cường bón thêm phân lân và kali. Áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh đồng ruộng giống như ở bệnh rỉ. Khử hạt giống bằng thuốc hóa học trước khi gieo.
- Phun thuốc gốc lưu huỳnh hoặc Score 250 EC
Có thể bạn quan tâm
Một số bệnh hay gặp trên cây cà chua và cách khắc phục Hạt đậu tương Hạt giống từ khi còn được mang trên cây sắp thu họach, đến giai đọan tồn trữ và được mang ra trồng, có thể bị nhiễm nhiều lọai bệnh hạt mang mầm bệnh bên trong hoặc trên lớp vỏ hạt.
- Làm cỏ: Sau khi rải hạt giống, dùng thuốc trừ cỏ Dual 720 EC để phun diệt cỏ suốt vụ. Liều lượng sử dụng là 1-1,2 lít/hécta. Nên phun thuốc diệt cỏ trước khi phủ rơm. Nếu trồng trên đất lúa, sau gieo hạt được 10-15 ngày nếu có nhiều lúa mọc lên bị rầy di chứng từ vụ lúa trước dùng thuốc Onecide hoặc Nabu để diệt.
Năm 2010, Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Kiên Giang) đã triển khai mô hình trồng đậu nành trên nền đất lúa theo phương pháp “không làm đất” trên diện tích hơn 10ha mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn được thời gian mùa vụ, giảm chi phí…
Các loại đậu đỗ nói chung do lớp vỏ mỏng nên khả năng bảo vệ kém, lại chứa nhiều protein và chất béo (2 - 20%) nghĩa là những chất dễ phân giải. Mặt khác đậu đỗ lại là nguồn thức ăn rất tốt cho vi sinh vật và côn trùng phá hoại mạnh, rất dễ bị mốc, oxy hoá, lượng axit béo tăng lên, phẩm chất của đậu đỗ giảm xuống. Thuỷ phần của hạt 15 - 16% và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng.
Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) vừa chọn tạo thành công và khuyến cáo các địa phương đưa vào gieo trồng giống đậu tương cao sản DT51.