Cách Chọn Dê Làm Giống
Chọn dê cái giống
Dê cái làm giống có đặc điểm:
- Đầu rộng, hơi dài, rắn chắc, vẻ mặt linh hoạt.
- Cổ dài, mềm mại, có cơ chắc, nổi, nhọn về phía đầu.
- Lưng thắng, sườn tròn và xiên về phía sau; có một hõm phía trước xương chậu, thể hiện khả nàng tiêu hoá tốt.
- Hông rộng và nghiêng đảm bảo cho dê có bầu vú gắn chặt vào phần bụng, những mạch máu lớn nổi rõ ở phía sau vú; khớp mắt cá thẳng tránh cho dê khi đi không làm ảnh hưởng tới các mạch máu trên bầu vú; những núm vú to dài từ 4-6cm nằm vững vàng trên bầu vú. Bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn về phía trước, thấy rõ các tĩnh mạch (gân sữa) ở phía trước vú, gân sữa chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước.
- Chân trước thẳng, cân đối; hàm khoẻ.
- Khả năng cho sữa trung bình hàng ngày cao, mức sụt thấp, khả năng cho sữa kéo dài.
- Dê cái phải hiền lành, dễ vắt sữa.
Chọn dê đực giống
Chọn dê đực giống dựa trên dòng giống, khả năng sinh trưởng và phát triển, ngoại hình, tính hăng và đặc biệt là khả năng phối giống thụ thai, phẩm chất đời con sinh ra tốt.
Dê đực giống có đầu ngắn, rộng, tai to dày, dài, cụp xuống. Thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn đều đặn, to, có phẩm chất tinh dịch tốt.
Chọn con đực để giống từ dê mẹ là dê cao sản, đẻ từ lứa thứ 2 trở đi và đẻ từ 2 con trở lên.
Có thể bạn quan tâm
Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).
Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo
Tại Đam Rông (Lâm Đồng), đầu năm 2012, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong bè tại huyện Đam Rông năm 2012” đã được triển khai. Mặc dầu dự án nói rõ “nuôi cá lăng thương phẩm trong bè” (lồng) nhưng trong thực tế, 2 khu vực nuôi cá lăng đã được triển khai thực hiện đó là nuôi trong ao và nuôi trong lồng (bè). Cụ thể, ở khu vực nuôi ao, đã tiến hành thả 100 con giống cá lăng; ở khu vực nuôi lồng, 80 con giống cá lăng được thả.
Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...
Mỹ Xuyên là huyện có địa hình nhiều sông rạch, không xảy ra triều cường lũ lụt, có nguồn nước ngọt, nguồn cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp dồi dào rất thuận lợi cho nghề chăn nuôi bò, bò sữa. Trong những năm qua, từ dự án nâng cao đời sống nông thôn, phong trào chăn nuôi bò sữa ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã phát triển mạnh tập trung ở các xã có đông bà con dân tộc Khmer sinh sống như: Đại Tâm, Tham Đôn, thị trấn Mỹ Xuyên, Thạnh Quới... đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo, nhiều gia đình nhờ nuôi bò sữa nay được thoát nghèo vươn lên khá, giàu, thu nhập mỗi năm từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.