Trúng Mùa Cá Cơm Cuối Năm

Ngư dân miền biển Cà Mau trúng đậm cá cơm, nhiều nhất là tại thị trấn biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Theo ông Từ Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, ghe biển vào bờ gần một tuần nay, trúng đậm thủy sản, nhiều nhất là cá cơm. Bình quân mỗi ngày các vựa sơ chế cá cơm thu mua hàng trăm tấn cá, mang hấp, phơi khô để xuất khẩu qua Trung Quốc và tiêu thụ nội địa.
Tại vựa sơ chế cá cơm của ông Hai Thành, ngụ khóm 8 thị trấn Sông Đốc, mỗi ngày thu mua trên 50 tấn cá cơm tươi với giá từ 12.000-14.000 đồng/kg. Ông Hai Thành cho biết: "Khoảng 3,5kg cá tươi được một ký cá cơm khô, xuất qua Trung Quốc giá trên dưới 45.000 đồng. Lượng cá quá nhiều nên phải thuê lao động nhiều gần gấp 3 lần so với bình thường để phụ phơi cá".
Hàng trăm lao động tại miền biển Sông Đốc cũng có thêm việc làm thời vụ nhờ phơi cá cơm thuê cho doanh nghiệp, mỗi ngày công từ 100-150 ngàn đồng/người.
Có thể bạn quan tâm
Với vị trí đầu nguồn, người dân huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã biết khai thác nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá ba sa… Thời gian qua, yếu tố cung cầu của thị trường xuất khẩu bất lợi khiến giá các loại thủy sản này không còn sức hấp dẫn. Trước tình hình mới, anh Trương Văn Điền (xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự) quyết định tìm hướng đi riêng với mô hình nuôi cá lăng nha.

Sáng ngày 4/9, tại hộ anh Nguyễn Văn Thương, ấp 2 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP HCM. Trung tâm Khuyến nông TP cùng Trạm khuyến nông Bình Chánh –Bình Tân thuộc Trung tâm Khuyến nông TP đã tổ chức buổi lượng giá "Mô hình nuôi cá chép Koi". Đến tham dự có ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm; đại diện các phòng ban Trung tâm, các cán bộ kỹ thuật của trạm, cùng đông đảo bà con mong muốn tham gia nuôi cá cảnh trên địa bàn.
Cua đồng bắt đầu có nhiều từ đầu tháng 5 âm lịch đến cuối tháng 10 âm lịch hàng năm. Các vựa hiện nay thu mua cua đồng từ các nông dân đi đặt lọp; các cánh đồng Campuchia về phân loại và bán ra thị trường.

Huyện ủy - UBND huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau - chi nhánh Bạc Liêu về việc chuẩn bị khai trương, kế hoạch sản xuất, kinh doanh sau khi chi nhánh đi vào hoạt động.

Trong tháng 8/2015, các doanh nghiệp đã tập trung chế biến được hơn 5.000 tấn thủy sản; trong đó, tôm chiếm hơn 4.900 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như: cá, mực... Cùng với chế biến, các doanh nghiệp cũng tập trung xuất bán từ đầu năm đến nay hơn 32.700 tấn tôm. So với cùng kỳ năm, hoạt động xuất khẩu năm nay gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh giá bán với nhiều nước xuất khẩu lớn trong khu vực, làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm.