Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Yến Sào Made In... Hue

Yến Sào Made In... Hue
Ngày đăng: 07/09/2013

Mới đây, qua kết quả khảo sát thực địa của PGS Tiến sĩ Võ Văn Phú, Khoa Sinh học Đại học Khoa học Huế cho thấy rằng, nguồn chim yến tự nhiên ở vùng Huế không thua kém các tỉnh duyên hải phía Nam.

Ở thành phố Huế hiện đã có trên 10 hộ nuôi yến và nhiều hộ có thu hoạch rất khả quan. Đa phần đều tận dụng sửa sang tầng thượng của nhà mình để nuôi yến chứ không phải xây khu cao tầng riêng để nuôi như vùng Cần Giờ (TP. HCM) hay như ở Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) cho nên quy mô nuôi yến ở Huế còn ở mức nhỏ lẻ. Nghề nuôi yến đang thực sự được nhiều người dân Huế quan tâm do đầu tư ban đầu không nhiều, yến tự bay tìm thức ăn và công chăm sóc, bảo vệ không vất vả, đặc biệt nuôi yến ít rủi ro hơn nuôi gia súc gia cầm hay nuôi tôm, cá trong khi giá trị kinh tế mang lại cao và ổn định, rất phù hợp với môi trường và tư duy của người Huế.

Khu quy hoạch dân cư Nam Vĩ Dạ năm 2012 đã có 3 hộ nuôi yến thành công và đến nay đã có sản phẩm tổ yến để dùng và bán. Những buổi sáng sớm và buổi chiều tà, chim yến rời tổ và về tổ đen đặc gây chú ý cho những người qua đường và các nhà nuôi yến cũng khá gần nhau nhưng yến vẫn rất đông do mức độ sinh sản nhanh.

Nhiều hộ trên các đường Nguyễn Sinh Cung, Võ Thị Sáu, kiệt đường Hùng Vương bắt đầu nuôi và yến đã tụ đàn. Những nhà nuôi yến đầu tiên ở Huế cách đây 4 năm đã có người có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Trong khoảng 3 đến 5 năm tới, nghề nuôi yến theo dự báo sẽ phát triển rất nhanh ở Huế do những điều kiện môi trường tốt và những ưu điểm, giá trị kinh tế của nó. Sản phẩm tổ yến ngày càng được ưa dùng và diện khách hàng được mở rộng chứ không còn là món bồi bổ của riêng vua chúa và giới quý tộc, quan lại.

Thương gia Trung Quốc và người tiêu dùng trong khu vực rất chuộng sản phẩm tổ yến Việt Nam, đặc biệt tổ yến các tỉnh miền Trung vì chất lượng đảm bảo mà giá lại mềm. Các nhà nuôi yến ở Huế bán ra với giá 3 triệu đến 3 triệu rưỡi đồng/lạng (30 triệu đến 35 triệu đồng 1 kg) mà giá này thấp hơn so với giá thị trường hiện tại.

Nghề nuôi yến là một trong những nghề làm giàu đã được thực tế chứng minh ở các tỉnh duyên hải miền Trung và để cho nghề này phát triển đúng hướng, bền vững ở Huế, phù hợp với một thành phố du lịch, thành phố môi sinh thiết nghĩ cũng phải có đôi điều cần bàn. Trước hết, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với cơ quan nghiên cứu phổ biến, phát hành những tài liệu cơ bản hướng dẫn về kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi yến, khai thác tổ yến để người dân tham khảo.

Thành phố Huế và các huyện phải sớm nghiên cứu để xác định nghề nuôi yến là một trong những hướng phát triển kinh tế hộ gia đình quan trọng và phù hợp với địa phương và sớm có quy hoạch cho nghề nuôi yến và cổ súy cho nghề này bằng các hoạt động tuyên truyền và các buổi nói chuyện chuyên đề.

Mặt khác, có những ban hành cụ thể quy định tiêu chí cơ sở nuôi yến để ngay từ đầu thống nhất việc quản lý nhằm bảo đảm môi trường-môi sinh của thành phố và lợi ích kinh tế của người nuôi yến tránh tình trạng lộn xộn và tùy tiện nuôi yến trong khu dân cư, khách sạn như hiện nay và những hậu quả có thể phát sinh từ nghề nuôi yến.

Tỉnh sớm thành lập trung tâm tư vấn – kỹ thuật xây dựng nhà nuôi yến và trang cấp các phương tiện kỹ thuật cho nghề nuôi yến nhằm giảm chi phí ban đầu cho người nuôi yến; thành lập Hiệp hội những người nuôi yến để trao đổi kinh nghiêm, kỹ thuật nuôi, chăm sóc, khai thác yến và bảo vệ quyền lợi cho người nuôi yến và người tiêu dùng.

Nghề nuôi yến đầy triển vọng ở Huế, phù hợp với môi trường Huế và là nghề mang lại giá trị kinh tế cao, song nếu không lường trước những hậu quả của việc thiếu tổ chức, quy hoạch, quản lý thì không những không phát huy thế mạnh của nó mà còn gây phiền nhiễu cho thành phố và cho cả người nuôi yến.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Luân Canh Cá - Lúa Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Luân Canh Cá - Lúa

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên cùng đơn vị diện tích, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang kết hợp Trạm Khuyến nông huyện Cai Lậy tổ chức thí điểm mô hình nuôi luân canh cá-lúa ở ấp Bắc, xã Tân Phú bước đầu mang lại kết quả khả quan.

26/10/2013
Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Đạt Giá Trị Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Đạt Giá Trị Kinh Tế Cao

Dọc theo con đường nhựa nằm uốn mình bên cạnh các sườn núi và có những điểm lên đồi xuống vực tạo cho chúng tôi một cảm giác chơi vơi nhưng rồi địa điểm chúng tôi cần cũng đã hiện ra trước mắt, đó chính là trang trại nuôi heo (lợn) rừng của ông Đoàn Văn Đệ - thôn 8 xã Nam Bình - huyện Đắk Song

23/06/2013
Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động

Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam.

06/06/2013
Hút Hàng Giống Cây Trồng Hút Hàng Giống Cây Trồng

Chỉ mới đầu mùa mưa nhưng thị trường giống cây trồng ở ĐBSCL đang nóng từng ngày, giá đã tăng từ 30 - 60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy giá cao, nhưng vẫn không đủ nguồn cung theo đơn đặt hàng.

06/06/2013
Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.

23/06/2013