Yến Sào Made In... Hue
Mới đây, qua kết quả khảo sát thực địa của PGS Tiến sĩ Võ Văn Phú, Khoa Sinh học Đại học Khoa học Huế cho thấy rằng, nguồn chim yến tự nhiên ở vùng Huế không thua kém các tỉnh duyên hải phía Nam.
Ở thành phố Huế hiện đã có trên 10 hộ nuôi yến và nhiều hộ có thu hoạch rất khả quan. Đa phần đều tận dụng sửa sang tầng thượng của nhà mình để nuôi yến chứ không phải xây khu cao tầng riêng để nuôi như vùng Cần Giờ (TP. HCM) hay như ở Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) cho nên quy mô nuôi yến ở Huế còn ở mức nhỏ lẻ. Nghề nuôi yến đang thực sự được nhiều người dân Huế quan tâm do đầu tư ban đầu không nhiều, yến tự bay tìm thức ăn và công chăm sóc, bảo vệ không vất vả, đặc biệt nuôi yến ít rủi ro hơn nuôi gia súc gia cầm hay nuôi tôm, cá trong khi giá trị kinh tế mang lại cao và ổn định, rất phù hợp với môi trường và tư duy của người Huế.
Khu quy hoạch dân cư Nam Vĩ Dạ năm 2012 đã có 3 hộ nuôi yến thành công và đến nay đã có sản phẩm tổ yến để dùng và bán. Những buổi sáng sớm và buổi chiều tà, chim yến rời tổ và về tổ đen đặc gây chú ý cho những người qua đường và các nhà nuôi yến cũng khá gần nhau nhưng yến vẫn rất đông do mức độ sinh sản nhanh.
Nhiều hộ trên các đường Nguyễn Sinh Cung, Võ Thị Sáu, kiệt đường Hùng Vương bắt đầu nuôi và yến đã tụ đàn. Những nhà nuôi yến đầu tiên ở Huế cách đây 4 năm đã có người có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Trong khoảng 3 đến 5 năm tới, nghề nuôi yến theo dự báo sẽ phát triển rất nhanh ở Huế do những điều kiện môi trường tốt và những ưu điểm, giá trị kinh tế của nó. Sản phẩm tổ yến ngày càng được ưa dùng và diện khách hàng được mở rộng chứ không còn là món bồi bổ của riêng vua chúa và giới quý tộc, quan lại.
Thương gia Trung Quốc và người tiêu dùng trong khu vực rất chuộng sản phẩm tổ yến Việt Nam, đặc biệt tổ yến các tỉnh miền Trung vì chất lượng đảm bảo mà giá lại mềm. Các nhà nuôi yến ở Huế bán ra với giá 3 triệu đến 3 triệu rưỡi đồng/lạng (30 triệu đến 35 triệu đồng 1 kg) mà giá này thấp hơn so với giá thị trường hiện tại.
Nghề nuôi yến là một trong những nghề làm giàu đã được thực tế chứng minh ở các tỉnh duyên hải miền Trung và để cho nghề này phát triển đúng hướng, bền vững ở Huế, phù hợp với một thành phố du lịch, thành phố môi sinh thiết nghĩ cũng phải có đôi điều cần bàn. Trước hết, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với cơ quan nghiên cứu phổ biến, phát hành những tài liệu cơ bản hướng dẫn về kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi yến, khai thác tổ yến để người dân tham khảo.
Thành phố Huế và các huyện phải sớm nghiên cứu để xác định nghề nuôi yến là một trong những hướng phát triển kinh tế hộ gia đình quan trọng và phù hợp với địa phương và sớm có quy hoạch cho nghề nuôi yến và cổ súy cho nghề này bằng các hoạt động tuyên truyền và các buổi nói chuyện chuyên đề.
Mặt khác, có những ban hành cụ thể quy định tiêu chí cơ sở nuôi yến để ngay từ đầu thống nhất việc quản lý nhằm bảo đảm môi trường-môi sinh của thành phố và lợi ích kinh tế của người nuôi yến tránh tình trạng lộn xộn và tùy tiện nuôi yến trong khu dân cư, khách sạn như hiện nay và những hậu quả có thể phát sinh từ nghề nuôi yến.
Tỉnh sớm thành lập trung tâm tư vấn – kỹ thuật xây dựng nhà nuôi yến và trang cấp các phương tiện kỹ thuật cho nghề nuôi yến nhằm giảm chi phí ban đầu cho người nuôi yến; thành lập Hiệp hội những người nuôi yến để trao đổi kinh nghiêm, kỹ thuật nuôi, chăm sóc, khai thác yến và bảo vệ quyền lợi cho người nuôi yến và người tiêu dùng.
Nghề nuôi yến đầy triển vọng ở Huế, phù hợp với môi trường Huế và là nghề mang lại giá trị kinh tế cao, song nếu không lường trước những hậu quả của việc thiếu tổ chức, quy hoạch, quản lý thì không những không phát huy thế mạnh của nó mà còn gây phiền nhiễu cho thành phố và cho cả người nuôi yến.
Related news
Hiện tại, đối với lợn, gà: Thuế nhập khẩu vào Việt Nam cao, nên khi tham gia TPP sẽ phải chịu sức cạnh tranh lớn từ Mỹ và Canada. Đặc biệt, đối với bò đông lạnh (thuế suất 7%), bò sống (5%), chúng ta phải cạnh tranh với các nước Úc và New Zealand có lợi thế về bò.
Lượng xả thải ngày càng lớn từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy sản đã khiến nguồn nước, môi trường đất, không khí bị ô nhiễm... Đây là một mối hại lớn đang gây nhiều áp lực lên môi trường nông thôn, đe dọa sức khỏe dân cư ở khu vực này.
Mất cân đối ngân sách, buộc phải cho thôi việc lao động hợp đồng (LĐHĐ), không có kinh phí mua trang thiết bị y tế, người dân chưa hưởng lợi… Đó là nhận định của lãnh đạo ngành thú y các tỉnh, thành vùng ĐBSCL về việc thực hiện Thông tư 113 của Bộ Tài chính.
Tỉnh Lâm Đồng đang tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 đối với diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện đã đưa vào vận hành theo quy định...