Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Lúa Mùa

Theo điều tra của Chi cục BVTV, trong đợt phát động phòng trừ sâu bệnh từ ngày 1 đến 7-8, các địa phương đã tích cực chỉ đạo bà con nông dân ra đồng phun thuốc. Tính đến ngày 4-8, diện tích được phòng trừ đạt khoảng 60%.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng mưa kéo dài nên tốc độ phun chậm và một số diện tích đã phun xong hiệu quả chưa cao. Mặt khác, bướm sâu cuốn lá, sâu đục thân ra kéo dài, tiếp tục đẻ trứng và gây hại. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã xuất hiện ở một số huyện và dễ bùng phát trong điều kiện mưa bão.
Đối với sâu cuốn lá nhỏ, trên những diện tích chưa phun hoặc phun xong gặp mưa, mật độ sâu non trung bình 10 - 15 con/m2, cao 20 - 40 con/m2, cục bộ 50 - 80 con/m2 (Yên Lập, Thanh Ba). Dự báo sâu non tiếp tục gây hại mạnh trong những ngày tới do sâu vào tuổi phá hại mạnh, có thể gây trắng lá nếu không được phòng trừ. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Thanh Ba, Hạ Hoà, Phú Thọ, Tam Nông,...
Bên cạnh đó sâu đục thân 2 chấm, bướm lứa 4 đã ra rộ và tiếp tục ra rải rác trong vài ngày tới, mật độ bướm phổ biến 0,1 - 0,2 con/m2, cao 1 con/m2, cục bộ 3 - 4 con/m2; mật độ ổ trứng phổ biến 0,1 - 0,2 ổ/m2, cao 0,5 - 1 ổ/m2 , cục bộ 3 ổ/m2. Trong thời gian tới sâu non tiếp tục nở và gây hại trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hại nặng nếu không phòng trừ kịp thời.
Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã xuất hiện trên trà mùa sớm tại các huyện Phù Ninh, Việt Trì, Lâm Thao, Thanh Ba, Thanh Thuỷ,... mức độ hại nhẹ, cục bộ ổ nhỏ hại nặng. Tỷ lệ hại phổ biến 0,6 - 2,2%, cao 12,5%, cục bộ 40 - 42% (Phù Ninh, Thanh Ba).
Nếu điều kiện thời tiết có mưa bão, bệnh phát sinh, lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng xanh tốt, lá rậm. Các huyện cần chú ý: Lâm Thao, Thanh Ba, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Phù Ninh, Việt Trì, Hạ Hoà,...
Bệnh khô vằn gây hại nhẹ đến trung bình trên trà mùa sớm, mùa trung; tỷ lệ hại phổ biến 2 - 4%, cao 10 - 20%, cục bộ 26 - 32% (Phù Ninh, Lâm Thao). Dự báo bệnh tiếp tục lây lan, phát triển gây hại mạnh do giai đoạn lúa làm đòng - trỗ rất mẫn cảm với bệnh; đặc biệt lưu ý trên các ruộng bón nhiều đạm, lá xanh tốt, rậm rạp. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Lâm Thao, Việt Trì, Thanh Sơn, Tam Nông, Hạ Hòa, Cẩm Khê, …
Theo hướng dẫn của Chi cục BVTV, trên ruộng có mật độ sâu cuốn lá trên 20 con/m2 sử dụng 1 trong các loại thuốc: F16 - 600 EC, Vitory 585 EC, Tasodant 600 EC,... có thể hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc Dylan 10 WG, Rigell 800 WG, Tanwin 5.5 DG,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì. Thời gian phun thuốc không kéo dài quá ngày 12-8. Đa phần các ruộng bị đục thân đều trùng với bị sâu cuốn lá gây hại, do vậy tập trung phun sâu cuốn lá bằng các thuốc nêu trên sẽ tiêu diệt luôn cả sâu đục thân.
Đối với bệnh bạc lá và đốm xọc vi khuẩn khi ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc: Starwiner 20WP, Novaba 68WP, Kozuma 3 SL, Xanthomix 20WP,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì. Đối với bệnh khô vằn, khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC, Validacin 5SL, Anvil 5SC, Tilt Super 300ND,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.
Có thể bạn quan tâm

Sau chuyến công tác tại Philippines tìm hiểu sâu về thị trường lúa gạo, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho biết, hiện giá gạo trong tháng 6 ở Philippines đã tăng thêm 2-3 peso/ngày (1USD bằng 40 peso) và hiện nay, giá gạo 25% tấm đạt 27 peso (mức giá gạo do nhà nước bán ra), còn gạo của tư nhân nhập cảng thì thường bán với giá 37- 40 peso.

Vụ sản xuất dưa hấu sớm năm nay thời tiết khá thuận nên năng suất đạt khá cao, bình quân từ 26 tấn đến 30 tấn/ha. Tuy giá dưa thương phẩm đang ở mức thấp nhưng lợi nhuận thu được cũng từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha chỉ sau 60 ngày gieo trồng và chăm sóc.

Do công suất nhà máy có hạn, trong khi người dân tập trung thu hoạch đồng loạt, nhất là những thời điểm dự báo thời tiết bất lợi như bão lũ nên nhà máy không thu mua hết số sắn thu hoạch được. Người dân bán cho tư thương để tiêu thụ ra ngoài địa phương khoảng 23.000 tấn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách địa phương.

Theo ông Nguyễn Lương Hiền, Chủ tịch Hội Nghề cá Thừa Thiên-Huế, đây là mô hình đồng quản lý giữa nhà nước và cộng đồng ngư dân. Việc các địa phương ven biển giao quyền khai thác mặt nước biển ven bờ giúp ngư dân tránh đánh bắt bằng các phương tiện theo lối tận thu, hủy diệt; giảm bớt chi phí trong công tác quản lý.

Trong đó, việc trồng rau màu trong nhà màng là một trong những mô hình đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể cho nông dân. Qua đó, góp phần tăng sản lượng, nâng chất lượng nông sản cũng như đóng góp tích cực trong quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh.