Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ly Nông Nhưng Không Bỏ Hội

Ly Nông Nhưng Không Bỏ Hội
Ngày đăng: 17/08/2013

Do biết cách làm ăn, thoát nghèo bền vững, nên dù làm công nhân, chị Trần Thị Minh vẫn được bà con tin tưởng bầu làm Chi hội trưởng Chi hội ND ấp Bàu Dài (xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) .

Ngày lấy chồng cách đây 20 năm, nhà nghèo, chị Minh chỉ được cha mẹ chia cho một cặp trâu làm của hồi môn. Nhà chồng chị gia cảnh cũng nghèo...

Không được phép nghèo

Không có đất sản xuất, trong tay chỉ mỗi cặp trâu nên cái nghèo cứ bám riết vợ chồng trẻ, nhất là khi chị sinh đứa con đầu lòng. Trong lúc chồng loay hoay tìm kế mưu sinh thì chị nghĩ tới nghề chế biến tàu hũ (đậu phụ non) mà mẹ chị đã truyền cho từ lúc chị mới năm, sáu tuổi.

“Làm tàu hũ là nghề truyền thống của gia đình em, chả nhẽ có nghề mà mình lại cứ cam chịu nghèo”- chị Minh tâm sự. Ngày nào chị cũng dậy từ 2 giờ sáng xay đậu nành, nhóm lửa nấu bột, nạo cơm dừa non (cùi dừa)… Mặt trời vừa lấp ló bờ tầm vông là chị gánh hàng bán dạo khắp trong xã phục vụ cô bác ND lót dạ bữa sáng.

Trong lúc chị gánh tàu hũ đi bán, chồng chị ở nhà lo chăm sóc cặp trâu “hồi môn”. Tàu hũ ngày nào bán hết ngày đó, cặp trâu cũng sinh sản theo cấp số nhân. “Hồi tháng 6 vừa qua, chuẩn bị đưa con gái lên TP. Hồ Chí Minh thi đại học, vợ chồng em bán một con trâu đực kéo xe được trên 40 triệu đồng” - chị Minh thông tin.

Từ gánh tàu hũ và cặp trâu “hồi môn”, giờ đây vợ chồng Minh đã ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã Phước Ninh và còn có tiền tậu 6.000m2 đất canh tác. Cảm phục trước ý chí của chị, chị em đã bầu chị làm tổ trưởng một tổ phụ nữ ở ấp.

Có trách nhiệm với hội viên

Trên địa bàn ấp Bàu Dài có Công ty Sản xuất dây cáp điện Vĩnh Thịnh thu hút hàng trăm công nhân. Năm 2004, chị Minh viết đơn xin vào làm công nhân. Đứng máy một dây chuyền sản xuất cáp điện, năm nào chị cũng hoàn thành tốt trách nhiệm người lao động. Dù làm công nhân nhưng chị Minh vẫn gắn bó với bà con nông dân ấp Bàu Dài. Chị Minh kể: “Sáng em tranh thủ làm tàu hũ gánh đi bán, đến 7 giờ sáng về xưởng làm”.

Năm 2013, Chi hội ND ấp Bàu Dài được Hội ND xã Phước Ninh chọn thí điểm xây dựng địa bàn không có tội phạm và tệ nạn xã hội nhằm góp phần thực hiện chương trình nông thôn mới của địa phương. Vì vậy, công việc của chị Minh sẽ bận rộn hơn.

Năm 2010, hội viên ND Chi hội ấp Bàu Dài tín nhiệm bầu chị Minh làm Chi hội trưởng Chi hội ND ấp Bàu Dài kiêm tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng CSXH. Tổ của chị có 48 thành viên. Không chỉ vậy, chị rất tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các cuộc thi do Hội tổ chức. Vợ chồng chị là thành viên tích cực của CLB Đàn ca tài tử do Hội ND xã thành lập. Nhiều lần CLB của chị tham gia các cuộc thi, giao lưu với các đội bạn. Các cuộc thi “Kiến thức pháp luật”, “Dân vận khéo”... do Hội ND tổ chức chị nhiệt tình tham gia với tư cách thí sinh.

Hỏi về thời gian dành cho Hội ND, chị Minh cho biết: “Ở xí nghiệp về, tôi gặp các đồng chí Thường trực Hội ND xã nhận chủ trương rồi cùng chi hội phó tổ chức thực hiện. Căn cứ vào lịch làm việc hàng tuần của BCH chi hội, tôi chủ động bố trí thời gian cho công tác của Hội ND”.


Có thể bạn quan tâm

Cánh Đồng Mẫu Dưa Bao Tử Lãi Gần 150 Triệu Đồng/ha/vụ Cánh Đồng Mẫu Dưa Bao Tử Lãi Gần 150 Triệu Đồng/ha/vụ

UBND huyện hỗ trợ 50 nghìn đồng/sào để tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc và mua giống. Diện tích dưa sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất ước đạt 1 tấn/sào. Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Hải Dương ký kết bao tiêu sản phẩm với giá 6,5 nghìn đồng/kg, trừ chi phí nông dân ước thu lãi gần 150 triệu đồng/ha/vụ.

29/12/2014
Vân Canh (Bình Định) Nghiệm Thu Mô Hình Trồng Cây Sa Nhân Dưới Tán Rừng Vân Canh (Bình Định) Nghiệm Thu Mô Hình Trồng Cây Sa Nhân Dưới Tán Rừng

Được biết, mô hình này triển khai 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, bắt đầu trồng từ tháng 10.2014, với số lượng 2.000 cây, trên diện tích 0,5ha; giai đoạn 2 sẽ trồng tiếp 0,5 ha trong năm 2015. Sau khi trồng thí điểm thành công, Ban Quản lý rừng phòng hộ sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật, mở rộng diện tích giúp người dân phát triển kinh tế gia đình và tham gia bảo vệ rừng.

29/12/2014
Để Chè Shan Tuyết Nghệ An Để Chè Shan Tuyết Nghệ An "Vươn Xa"

Với khoảng thời gian hơn 10 năm, cây chè Shan tuyết khẳng định ưu thế trên vùng đất Huồi Tụ và Mường Lống của huyện biên giới Kỳ sơn. Sản phẩm chè Shan tuyết ở Nghệ An đã được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, cần tăng cường công tác chế biến và quảng bá cho thương hiệu vươn xa hơn…

29/12/2014
Lấp Vò (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Khoai Môn Và Kiệu Lấp Vò (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Khoai Môn Và Kiệu

Hiện tại, bà con vùng màu của huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đang vào mùa thu hoạch rộ khoai môn và củ kiệu. Theo phản ánh của bà con nông dân, do năm nay thời tiết không thuận lợi nên năng suất của kiệu và khoai môn giảm trung bình từ 20 – 30% so với cùng kỳ năm trước.

29/12/2014
Rau Quả Xuất Siêu Gần 1 Tỉ Đô La Mỹ Rau Quả Xuất Siêu Gần 1 Tỉ Đô La Mỹ

Năm nay, do những thông tin rau quả nhập từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên kim ngạch nhập khẩu rau quả từ quốc gia này trong 11 tháng của năm 2014 ở mức gần 136 triệu đô la Mỹ, bằng 95% cùng kỳ năm 2013. Thái Lan trở thành quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất với giá trị đạt gần 140 triệu đô la Mỹ trong 11 tháng của năm nay, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 29% thị phần.

29/12/2014