Quýt Vàng Trên Đất Cằn
Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.
Ông đã biến vùng đất cằn cỗi thành màu mỡ bằng nhiều biện pháp để trồng quýt phát triển và cho năng suất cao.
Ông Thí cho biết, trước kia cuộc sống gia đình rất khó khăn, chỉ có 1,5ha đất cằn cỗi không trồng được gì. Lúc đầu nhà ông có trồng ngô nhưng năng suất chẳng đáng là bao, mấy vụ mất trắng hết. Khi tìm hiểu và đọc trên sách báo thấy nhiều vùng trồng quýt đạt hiệu quả kinh tế cao, ông liền tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn triển khai trồng quýt trên chính mảnh đất cằn cỗi này. Trước tiên ông phải tìm nhiều cách bón phân để biến mảnh đất cằn cỗi của mình thuận lợi cho trồng quýt.
Năm 2003 làm vụ quýt đầu tiên, sau khi thu hoạch, trừ chi phí ông thu lãi ròng 250 triệu đồng. Thấy có hiệu quả từ trồng quýt, ông bèn phát triển và mở rộng thêm qua các năm, đồng thời tích cực áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất cây trồng. Đến nay ông đã có 19ha trồng quýt, trong đó diện tích đã cho thu hoạch là 10ha, diện tích trồng mới 9ha, và 8ha còn lại ông đang chuẩn bị trồng. Năm 2011, trừ các chi phí, ông thu lãi từ vườn quýt đến 5,5 tỷ đồng.
Ông Thí nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm: “Ngoài áp dụng đúng phương thức kỹ thuật, thì quan trọng nhất là khâu chăm sóc, phát hiện và quản lý bệnh kịp thời cho cây, theo dõi thời tiết và chăm sóc đất cho tốt. Nếu đất ẩm thì vét mương cho khô ráo, khô thì tưới nước cho đủ, thiếu dinh dưỡng thì bón phân thêm...”.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thí còn có nhiều đóng góp tích cực cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất của địa phương. Ông giúp đỡ các hộ phát triển cây quýt ở xã Tân Lâm và những địa phương khác về giống, hướng dẫn kinh nghiệm để mọi người có việc làm tăng thu nhập kinh tế gia đình. Ngoài ra ông còn giúp nhiều hộ nghèo trong ấp vay tiền không lấy lãi để họ có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lâm - bà Vũ Thị Liên nhận xét: “Ông Thí là tấm gương đáng để học hỏi. Từ một hộ nông dân nghèo, ông đã phấn đấu, vươn lên làm giàu. Không những vậy, trang trại của ông giải quyết việc làm cho gần 20 lao động thường xuyên với mức thu nhập ổn định. Ông đã được tặng danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp Trung ương từ năm 2009 cho đến nay”.
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.
Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.
Ngày 13/9, tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ với sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội nghề cá, cá ngừ Việt Nam, ngư dân 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa…
Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí giống cho hộ tham gia mô hình. Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia làm đệm lót và hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và bảo dưỡng đệm lót theo đúng quy định.
Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Ngãi đã thực hiện mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa trong ao đất tại xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh.