1001 Cách Làm Ăn Nuôi Vịt Trời
Vừa đọc được tin trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, ngay ngày hôm sau tôi đã mò lên Bắc Giang để đi thăm cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên ở Việt Nam. Đây là trại nuôi vịt trời của anh Tô Quang Dần ở bên hồ Cây Đa, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Chủ tịch Hội ND huyện Nguyễn Đức Chính cùng các đồng chí lãnh đạo xã đã đón sẵn và đưa chúng tôi vào hồ Cây Đa. Cũng phải mất dăm cây số mới vào tới nơi. Đây là một hồ nước rất rộng nằm ngay dưới chân núi. Cảm giác thú vị đầu tiên ập đến với chúng tôi là hàng trăm con vịt trời ào ào lao xuống nước khi thấy xe đi qua. Trại của anh Dần nằm trên đồi. Ông chủ có lẽ mới trên 40 tuổi, tính tình hiền lành và cởi mở. Anh đưa chúng tôi đi thăm 2 khu chuồng nối tiếp nhau. Trong mỗi chuồng được chia làm nhiều ô. Mỗi ô rộng khoảng 50m2 và có 2 giàn gỗ thoai thoải.
Vịt đứng cả trên giàn gỗ đó. Nền chuồng nghiêng một góc khoảng 30, phía trên khô, phía dưới ướt. Ở góc phía dưới có chứa nước. Chỗ sâu nhất cũng chỉ độ 10-15cm. Tường ngăn cách giữa các ô chỉ cao độ 50cm. Mỗi chuồng có 10 ô chia đều ở 2 bên. Vịt ở ô nào, đứng nguyên ở ô đó. Xem ra, chúng “trật tự” hơn các loại vịt khác.
Anh Dần cho biết, vịt trời bay rất giỏi. Tuy nhiên, ngay từ nhỏ ta đã tiến hành cho ăn và chăm sóc chu đáo nên đàn vịt không bỏ đi. Nó có thể bơi ra hồ hoặc bay đi xa hàng trăm mét nhưng rồi tới chiều tối chúng lại về. Ta chỉ cần nuôi nhốt nó trong vòng 2 tháng. Sau đó, ta có thể cho nó ra sân hoặc bơi ra hồ. Hàng ngày anh cho vịt ăn thức ăn bình thường như ta nuôi gà, vịt. Từ lúc mới nở tới khoảng 20 ngày, anh cho chúng ăn cám của gà con.
Sau đó, anh chuyển cho chúng ăn cám của vịt đẻ. Tới tháng thứ 3, anh bắt đầu chỉ cho ăn toàn thóc. Cứ nuôi như vậy tới 4-5 tháng là có thể xuất bán. Mỗi con đạt độ 0,9-1,2kg. Nếu muốn nuôi cho đẻ, ta phải kéo dài tới 7 tháng. Vịt trời của anh Dần đẻ rất khỏe, mỗi năm trên 100 trứng. Hồi đầu, anh nhờ gà ấp. Tới nay, anh đưa trứng đi ấp máy.
Đầu năm 2013, anh xuất lứa đầu được 500 con. Giá mỗi con lên 200.000 đồng. Khách tranh nhau mua hết. Thịt vịt trời nổi tiếng là thơm ngon, xương nhỏ và mềm. Ông chủ chiêu đãi chúng tôi một bữa. Ăn rồi mới thấy, thịt vịt trời đúng là tuyệt vời.
Anh Dần đã giúp cho một số bà con trong xã cùng nuôi. Họ đều nuôi tốt, thu nhập rất khá. Anh hiền lành chia sẻ: “Ai cần nuôi, cháu sẵn sàng giúp cho...”.
Hãy đến ngay mà xem, nuôi vịt trời quá dễ! Nếu không có điều kiện, xin điện thoại cho anh Dần để biết thêm thông tin về vịt trời (ĐT anh Dần: 0963.916.774).
Có thể bạn quan tâm
Sản phẩm cá tra xuất khẩu đã rơi vào tình trạng thừa, thị trường xuất khẩu khó khăn vì rào cản thương mại, kỹ thuật. Làm gì để phát triển bền vững ngành cá tra là vấn đề một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL ngày 21-8, tại TP Cần Thơ. Dịp này, Tổng Cục thủy sản trình bày Dự thảo về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và lấy ý kiến đóng góp từ các DN.
Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Dù sản phẩm gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận từ năm 2011, nhưng cho đến nay, việc giữ gìn và phát huy nhãn hiệu đặc sản này vẫn gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với các loại gà thương phẩm khác trong nước và gà Trung Quốc (TQ)...
Ông Huỳnh Kim - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Cù Lao Dung cho biết, trong các năm qua, đơn vị đã tập trung ưu tiên đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Riêng với cây trồng chủ lực của địa phương là cây mía, Agribank Cù Lao Dung có sự quan tâm đặc biệt hơn.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu đề tài “Chọn tạo giống lúa phẩm chất tốt có khả năng chịu ngập, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh hại chính cho tỉnh An Giang”, do Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long làm chủ nhiệm.