Xuất Vaccine Cho Các Địa Phương Phòng Chống Dịch Bệnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa yêu cầu một số đơn vị xuất hóa chất sát trùng và vaccine dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do bão lũ như Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Kon Tum…
Thực hiện Quyết định 2556/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất hóa chất sát trùng và vaccine dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do bão lũ số 14, 15, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương NAVETCO thực hiện xuất hàng dự trữ quốc gia không thu tiền 100.000 liều vaccine lở mồm long móng tam giá để hỗ trợ cho tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, thành phố Đà Nẵng; xuất 380.000 liều vaccine dịch tả lợn để hỗ trợ cho tỉnh Bình Định và thành phố Đà Nẵng.
Đồng thời, xuất 100.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid để hỗ trợ cho thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Định, tỉnh Phú Yên, Gia Lai và Kon Tum.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu công ty TNHH Tân An xuất không thu tiền 53 tấn hóa chất sát trùng Chlorine dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Bình Định và Kon Tum.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang đứng trước hàng loạt khó khăn. Nỗi lo “treo ao” bám riết họ từng ngày bởi giá cá ở thời điểm này đang rớt xuống đáy.

Mới đây, Sở KH&CN Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định nhiệm vụ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy (strombus canarium) ở Quảng Ninh” do Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh thực hiện.

Trước khi Bộ Y tế công bố kết quả kiểm tra này, Cục Thú y cũng đã lấy 5 mẫu gà nhập lậu ở chợ Hà Vỹ (Hà Nội) để kiểm tra và kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết đều phát hiện tồn dư kháng sinh sulphadiazine.

Các chủ đùng nuôi tôm ở khu vực nuôi thủy sản xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) đang phải “mất ăn mất ngủ” vì nạn trộm tôm hoành hành. Bọn trộm sử dụng ống hơi, lặn sâu dưới đùng để bắt, hàng tấn tôm của các chủ đùng, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng, nghiêm trọng hơn là các thiết bị điện cho hệ thống sục khí cũng bị chúng vơ vét không chừa.

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.