Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Tôm Sang Hàn Quốc Tận Dụng Lực Đẩy Từ FTA

Xuất Tôm Sang Hàn Quốc Tận Dụng Lực Đẩy Từ FTA
Ngày đăng: 07/03/2015

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc dự kiến sẽ được ký kết sớm. Đây được cho là cơ hội lớn để đẩy mạnh XK hàng hóa Việt vào thị trường này, trong đó có mặt hàng tôm.

Việt Nam là nhà XK tôm hàng đầu tại Hàn Quốc

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2014, kim ngạch XK tôm sang thị trường Hàn Quốc đạt 318 triệu USD, tăng hơn 41% so với năm 2013. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này trong năm vừa qua với thị phần lên đến hơn 40%.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP - cho hay, sản phẩm tôm Việt Nam đang chi phối thị trường thế giới, trong đó có Hàn Quốc do nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt và giá bán hợp lý. Ngoài ra, giá trị kim ngạch tăng do sự cộng hưởng giá nhập khẩu thị trường tôm thế giới tăng mạnh. Trong khi đó, sản lượng tôm ở một số thị trường XK lớn của châu Á như: Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc chưa hồi phục do hội chứng tôm chết sớm (EMS), Việt Nam đã trở thành nguồn cung cấp chính cho các nước nhập khẩu.

Với dân số 50 triệu người, Hàn Quốc là thị trường đầy tiềm năng cho thủy sản Việt. Thủy sản Việt Nam được nhiều người Hàn Quốc biết đến với tính đa dạng và chất lượng cao. Hiện tại, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc, chiếm 7,9% tổng kim ngạch XK.

Thứ trưởng Bộ Công ThươngTrần Tuấn Anh:

Việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vào các thị trường lớn thông qua các FTA có ý nghĩa quan trọng. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi giá nhân công rẻ, lợi thế tài nguyên không còn là những lợi thế trong khi những yếu tố như thương hiệu, chất lượng sản phẩm vẫn cần một chiến lược phát triển lâu dài.

Tận dụng tối đa “lực đẩy” từ FTA

FTA Việt Nam - Hàn Quốc vừa kết thúc đàm phán và dự kiến sẽ sớm được ký kết trong thời gian tới. Theo FTA này, Hàn Quốc sẽ dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi như cắt giảm thuế quan, tạo thêm cơ hội XK đối với các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như tôm, cá, hoa quả, hàng công nghiệp như dệt, may, sản phẩm cơ khí.

Mặt hàng tôm cũng được xếp vào nhóm những mặt hàng cần được giảm thuế nhanh và mạnh hơn. Với những ưu đãi lớn ấy, FTA này được kỳ vọng sẽ tạo thêm cú hích cho hàng hóa XK của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc, trong đó có tôm.

Đặc biệt, theo VASEP, thị hiếu tiêu dùng tôm của người Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với Nhật Bản- một trong những quốc gia nhập khẩu hàng đầu và lâu năm mặt hàng thủy sản của Việt Nam nói chung, tôm nói riêng. Sự tương đồng này sẽ mang lại lợi thế lớn cho các nhà XK tôm Việt Nam.

Tuy nhiên, Hàn Quốc không phải thị trường dễ tính và đòi hỏi khá cao về tính đồng đều, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, bên cạnh việc tận dụng lợi thế, các doanh nghiệp được khuyến cáo cần chú trọng đặc biệt đến vấn đề duy trì chất lượng hàng hóa, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Làm được điều này, năm 2015 được dự báo sẽ là năm thành công cho tôm Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Mô Hình “Ruộng Lúa – Bờ Hoa” Ở Tiền Giang Nhân Rộng Mô Hình “Ruộng Lúa – Bờ Hoa” Ở Tiền Giang

Ông Lê Văn Nhỏ, nông dân sản xuất giỏi ở xã Tân Phú, huyện Cai Lậy đã 4 năm gắn bó với mô hình này chia sẻ: Thời gian qua, làm chương trình công nghệ sinh thái, tôi thấy rất hiệu quả, giảm được chi phí thuốc trừ sâu do giữ được côn trùng có ích. Theo tôi, để xây dựng nông thôn mới, chúng ta nên tham gia mô hình công nghệ sinh thái cho đồng ruộng tươi đẹp…”.

18/09/2014
Thống Nhất (Đồng Nai) Có Gần 30 Hécta Tiêu Bị Nhiễm Bệnh Thống Nhất (Đồng Nai) Có Gần 30 Hécta Tiêu Bị Nhiễm Bệnh

Trước tình hình này, Trạm Bảo vệ thực vật huyện khuyến cáo bà con nông dân cần giữ vườn tiêu thông thoáng, chăm sóc cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, bón phân hữu cơ ủ hoai mục và bón cân đối hàm lượng NPK, có bổ sung thêm các nguyên tố trung vi lượng, vệ sinh vườn sau thu hoạch, xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý dịch bệnh ngay từ đầu vụ.

18/09/2014
Xã Tân Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu) Có Khoảng 100 Ha Quýt Đường Bị Chặt Bỏ Vì Sâu Bệnh Xã Tân Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu) Có Khoảng 100 Ha Quýt Đường Bị Chặt Bỏ Vì Sâu Bệnh

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) từ năm 2013 đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng 100 ha/400 ha trồng quýt đường của toàn xã bị rụng trái, chết cây, nhiều hộ dân phá bỏ để trồng tiêu, nhãn…

18/09/2014
Nhãn, Vải Việt Nam Xuất Sang Mỹ “Cửa” Đã Mở Nhưng Không Dễ Vào Nhãn, Vải Việt Nam Xuất Sang Mỹ “Cửa” Đã Mở Nhưng Không Dễ Vào

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện Mỹ là thị trường tiêu thụ rau, quả lớn thứ tư của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết trái cây Việt Nam mới chỉ cung ứng cho bộ phận người Châu Á, chưa xâm nhập rộng được vào thị trường này. Thêm nữa, việc đồng ý cho vải, nhãn vào thị trường Mỹ chỉ là bước đầu, còn việc hai loại trái cây này có thể vào được và tồn tại trên thị trường đầy thách thức này là cả vấn đề.

18/09/2014
Hợp Tác, Khai Thác Mặt Hàng Quả Thanh Long Bình Thuận Tiêu Thụ Tại Hà Nội Hợp Tác, Khai Thác Mặt Hàng Quả Thanh Long Bình Thuận Tiêu Thụ Tại Hà Nội

Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại cây trồng ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Tính đến nay, Bình Thuận có trên 23.000 ha thanh long với sản lượng thu hoạch 600.000 tấn/năm. Bên cạnh việc xuất khẩu, trái thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong nước, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định.

18/09/2014