Xử lý không nghiêm, phân bón giả vẫn tràn lan
Trong hàng ngàn tỉ đồng, doanh số phân bón thu được từ nông dân có tỉ lệ lớn tiền mua bán các loại phân bón dỏm, phân bón giả”.
Đây là phát biểu của TS Nguyễn Sỹ Cương, đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, trong phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 kỳ họp thứ X Quốc hội khóa XIII diễn ra sáng 2-11.
Theo ông Cương, thực trạng này dễ thấy nhưng chưa được xử lý nghiêm minh, có những công ty nhiều lần bị phát hiện sản xuất phân bón kém chất lượng, quảng cáo không đúng sự thật, kết quả kiểm nghiệm cho thấy các chất thực có không như in trên bao bì nhưng vẫn được bán ra thị trường.
Trong khi nông dân không phân biệt được phân bón giả và thật ra sao.
Hiện thị trường phân bón Việt Nam đang có khoảng 7.000 chủng loại như phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi lượng… Với số lượng như vậy nên khó cho quản lý, sản xuất, kinh doanh và khó hướng dẫn người nông dân sử dụng.
Do đó phân bón giả, phân bón nhái và giả mạo thương hiệu tràn lan.
Phổ biến là những loại phân kém chất lượng tới mức chỉ còn 10%-30% hàm lượng theo đăng ký và công bố.
Trong khi các quốc gia có tỉ trọng nông nghiệp khá lớn chỉ sử dụng 20-30 loại phân bón, ngay như Thái Lan cũng chỉ có 100 chủng loại phân bón.
Ông Cương cho biết thêm Cục Trồng trọt có những đợt kiểm tra chất lượng phân bón trên thị trường, phát hiện có đến gần 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì.
Bên cạnh đó, nhiều vụ việc thanh, kiểm tra những loại phân bón giả, phân bón kém chất lượng ở nhiều địa phương kết quả được xử lý êm đẹp.
Điển hình như vụ Công ty TP (Đồng Nai).
Do đó để thị trường phân bón cạnh tranh lành mạnh, người nông dân thoát khỏi tình trạng phân bón giả, quản lý nhà nước cần giao Bộ NN&PTNT chuẩn hóa 100 loại phân bón phục vụ các quy trình kỹ thuật bón phân cho các loại cây trồng chính.
Giao Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nguyên vật liệu và các chủng loại phân bón cho sản xuất nông nghiệp.
Xử lý nặng hành vi sản xuất phân bón giả, ông Cương nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
Đã nhiều năm nay, ổi tứ mùa của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ có mặt tại các chợ đầu mối ở Hà Nội mà đã vào siêu thị các tỉnh miền Trung, miền Nam, đồng thời vượt biên giới có mặt tại thị trường một số nước trong khu vực... Đây là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương trong những năm qua.
Nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp đang đẩy mạnh mô hình trồng cóc Thái Lan cho thu nhập khá cao. Bà Nguyễn Thị Sậu, nông dân ấp Hòa Mỹ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh cho biết, đây là loại cóc được nhân giống từ Thái Lan đem về, với những ưu điểm như: Trồng chỉ 6 tháng là cho trái và giá bán cóc non dao động khoảng 10.000 đồng/kg, cao gấp đôi so cóc địa phương.
So với nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, huyện Lai Vung có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển vùng chuyên canh cây có múi. Ngoài thương hiệu quýt hồng nổi tiếng, Lai Vung còn sở hữu một diện tích “đáng nể” các loại trái cây đặc sản như: quýt đường và cam soàn.
Nói rằng trồng dâu tây chỉ cần 5 tuần là thu hoạch lứa đầu tiên quả là không mấy người tin. Nhưng đó đang và sẽ là sự thật của 4 chậu dâu tây duy nhất hiện nay đang có trong vườn của Công ty Sinh học sạch Biofresh (nằm trong khu vực khu du lịch hồ Than Thở, Đà Lạt) và chuyện ấy cứ như là chuyện Phù Đổng vậy!
Anh Ngô Văn Sáu, xã Ngũ Hiệp (Cai Lậy, Tiền Giang) cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học hỏi. Anh đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng sầu riêng Ri6 mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.