Xuất khẩu tôm Việt Nam và bối cảnh thị trường thế giới
Nguyên nhân khiến XK tôm của Việt Nam tính đến tháng 5 năm nay vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014 là do sản lượng tôm thế giới tăng, nhu cầu yếu từ các thị trường chính (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…) và giá tôm giảm ở các nước sản xuất chính như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador…
Năm tháng đầu năm, XK tôm chân trắng đạt 579,7 triệu USD, chiếm 57,5% tổng XK tôm của Việt Nam trong khi XK tôm sú đạt 346,8 triệu USD, chiếm 33,3%. Tôm nguyên liệu đông lạnh vẫn là sản phẩm XK chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng XK tôm Việt Nam.
Tính tới tháng 5 năm nay, XK tôm sang Mỹ đạt 212,2 triệu USD, giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái – mức giảm mạnh nhất trong số các thị trường NK chính. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm ở Mỹ đang yếu. Nhu cầu tôm từ Mỹ khá trầm lắng kể từ tháng 1/2015 do lượng hàng tồn kho NK trong năm 2014 vẫn ở mức cao.
XK tôm sang EU đạt 192,4 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nền kinh tế châu Âu vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng khiến nhu cầu NK hàng hóa trong đó có tôm giảm. Đồng EUR suy yếu so với USD cũng làm giảm NK tôm vào EU. Xu hướng này có thể kéo dài trong các tháng tới.
XK tôm sang Nhật Bản cũng không tránh khỏi xu hướng giảm với 201,3 triệu USD trong 5 tháng đầu năm nay, giảm 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng yên suy yếu so với USD chính là rào cản đối với tôm NK vào thị trường Nhật Bản.
Sản lượng tôm thế giới tăng
Các chuyên gia thị trường cho biết, sản lượng tôm nuôi toàn cầu tăng từ 3,4 triệu tấn lên 3,6 triệu tấn trong năm 2014, trong đó các nhà sản xuất châu Á chiếm khoảng 3 triệu tấn. Dự báo sản lượng tôm thế giới tiếp tục tăng trong năm nay do các nước này đã khống chế được dịch EMS trong năm 2014.
Thông thường, giá tôm ở châu Á tăng vào khoảng tháng 6 khi sức mua từ các thị trường NK đồng loạt tăng. Tuy nhiên, năm nay, giá tôm vẫn đang giảm.
Xuất khẩu tôm Ấn Độ giảm
XK tôm từ Ấn Độ sang các thị trường hiện đang giảm do giá tôm giảm, nhu cầu yếu và sản lượng tăng. Quý I/2015, XK tôm của Ấn Độ đạt 673 triệu USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, khối lượng XK tăng 20% đạt trên 75 nghìn tấn. Sản lượng tôm ở Thái Lan phục hồi trong năm nay (dự kiến đạt 300.000 tấn) đang ảnh hưởng tiêu cực lên XK tôm của Ấn Độ. Một vấn đề nữa đang ảnh hưởng đến XK tôm của Ấn Độ đó là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từ chối NK một số lô hàng tôm từ Ấn Độ do phát hiện thấy tôm có chứa chất kháng sinh cấm. Các nhà XK tôm của Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh XK sang Mỹ và Nhật Bản.
Tại Ấn Độ, giá tôm chân trắng vẫn thấp, nhu cầu tôm cỡ nhỏ tăng mạnh. Các nhà chế biến ở Ấn Độ, Trung Quốc đều có nhu cầu mua tôm cỡ nhỏ để chế biến.
Nguồn cung tôm cỡ 60 con/kg và nhỏ hơn ở Ấn Độ đang thiếu do người dân chỉ thu hoạch tôm cỡ nhỏ này khi được dự báo thời tiết xấu hoặc có gió mùa. Nếu không họ sẽ đợi tôm lớn thêm để kiếm thêm lợi nhuận.
Các nhà NK trên thế giới đang có xu hướng tìm đến tôm cỡ nhỏ với giá rẻ hơn. Đây có vẻ như cũng là xu hướng mới ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Giá tôm cỡ 70 con/kg ở Ấn Độ tháng 6/2014 đạt 340 rupee/kg, đến tháng 6 năm nay đạt 220 rupee/kg. Giá tôm cùng loại tại Thái Lan tháng 6/2014 đạt 192 bạt/kg trong khi cùng kỳ năm nay đạt 156 bạt/kg. Giá tôm ở Ecuador thời điểm hiện tại cũng không có khả năng tăng do nhu cầu yếu từ Trung Quốc, thậm chí có thể còn giảm thêm vào cuối tháng 6.
Tiêu thụ chưa hồi phục
Về phía thị trường tiêu thụ, thông thường, các hãng bán lẻ ở Mỹ nhập khối lượng lớn tôm trong tháng 6 để tận dụng giá giảm do vào đúng vụ thu hoạch. Tuy nhiên, trong năm nay, các nhà NK Mỹ chưa đưa ra đơn đặt hàng lớn do họ nghĩ nguồn cung tôm năm nay sẽ dồi dào và chờ giá giảm thêm.
Có thể bạn quan tâm
Theo tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đợt mưa lớn kéo dài trong các ngày từ 26 đến 28/7 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long đang đầu tư mở rộng từ 2.000 mét vuông tăng lên 3.000 mét vuông diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa, Đà Lạt, dự kiến đạt tổng sản lượng trên dưới 10 tấn/năm, trong đó chiếm 70% cá tầm và 30% cá hồi. Sau 4 năm (2006 - 2010) phát triển hiệu quả nghề nuôi cá nước lạnh, từ quy mô hộ gia đình đã vươn lên thành quy mô Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long với lợi nhuận thu về ổn định hàng năm trên dưới 100 triệu đồng/1.000 mét vuông.
Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.
Ngày 29-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình ở 12 xã, phường, thuộc năm huyện, thành phố trên địa bàn, với diện tích nhiễm bệnh hơn 200 ha.
Nghề nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đổ xô cải tạo đất vườn, đào ao, trải bạt nuôi cá trong vườn nhà. Thế nhưng, mô hình nuôi cá mang tính tự phát này đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Song việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vừa chậm trễ, lại thiếu kiên quyết khiến người dân sống trong vùng bất bình.