Xuất khẩu hạt điều đạt giá trị gần bằng hạt gạo

Như vậy, nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu hạt điều sẽ gần bằng giá trị thu về từ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo, cho dù phải bỏ ra gần 1 tỷ đô la Mỹ nhập thêm điều thô về chế biến.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 10 tháng đầu năm 2015, lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam đạt 272.000 tấn, giá trị thu về là 1,97 tỷ đô la Mỹ, tăng 6% về lượng nhưng lại tăng hơn 18% về giá trị.
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, nhiều khả năng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ ở mức 2,5 tỷ đô la Mỹ, cao nhất từ trước đến nay.
Một trong những lý do để ngành điều có giá trị xuất khẩu tăng nhờ giá bán điều nhân tăng; cụ thể, trong 9 tháng đầu năm nay, giá điều nhân xuất khẩu bình quân là 7.263 đô la Mỹ/tấn, tăng gần 12% so với cùng kỳ.
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam đạt 2,2 tỷ đô la Mỹ, gồm điều nhân là 2 tỷ đô la Mỹ, tương đương 306.000 tấn, còn 200 triệu đô la là từ dầu vỏ hạt điều.
Giá bán trung bình trong 11 tháng của năm 2014 là 6.553 đô la Mỹ/tấn.
Như vậy, có thể thấy, giá điều nhân năm nay cao hơn năm trước, và lượng tiêu thụ điều nhân tăng lên sau mỗi năm.
Tuy nhiên, để có lượng điều nhân xuất khẩu tăng, Việt Nam cũng phải nhập khẩu một lượng lớn điều thô về tách vỏ và xuất khẩu trở lại.
Cụ thể, trong 10 tháng qua, lượng điều thô nhập về là 780.000 tấn, giá trị hơn 1 tỷ đô la Mỹ, tăng 54,5% về khối lượng và gần 86% về giá so với cùng kỳ.
Theo ông Giang, trong số 272.000 tấn điều nhân xuất khẩu của 10 tháng qua, có khoảng hơn 90% là điều nhân đóng bao, còn sản phẩm giá trị gia tăng chỉ chiếm chưa đến 10%.
Có thể bạn quan tâm

Như đã thành thông lệ, cứ vào những ngày cuối tuần, du khách trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn lại nô nức kéo lên tham quan nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Mẫu Sơn (DLMS).

Mấy ngày gần đây, thương lái từ các tỉnh phía Bắc vào Đồng Nai lùng mua heo mỡ có cân nặng từ 110 kg/con trở lên, kéo giá heo hơi tăng theo.

Theo thống kê của ngành lâm nghiệp tỉnh, năm 2010, Lào Cai có 7.785 ha sắn, đến cuối năm 2012 diện tích tăng lên là 9.305 ha sắn và trong năm 2013, con số này được đánh giá là tương đương.

Nằm trong hợp phần B của Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, liên minh sản xuất cà phê bền vững Chư Prông (Gia Lai) giữa Tổ hợp tác gồm 100 hộ nông dân các xã Ia Phìn, Ia Băng, Ia Kly và thị trấn Chư Prông được triển khai thực hiện năm 2010.

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.