Xuất khẩu dệt may đạt kim ngạch trên 19 tỷ USD

Trong tháng 10/2015, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt gần 32 triệu m2, tăng 8% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt gần 55 triệu m2, giảm 14,4% so với tháng 10 năm trước; quần áo mặc thường ước đạt gần 304 triệu cái, tăng 12,9% so với cùng kỳ.
Tính chung 10 tháng của năm 2015, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 259 triệu m2; tăng 1,9% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và nhân tạo ước đạt 547 triệu m2, giảm 5,6% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt gần 2.630 triệu cái, tăng 4,4% so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong 2 tháng còn lại của năm 2015, hoạt động sản xuất của ngành dệt may sẽ sôi động hơn do các doanh nghiệp đã có đơn hàng ổn định đến hết năm, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý I/2016.
Có thể bạn quan tâm

Trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác nhưng nhờ biết tận dụng tối đa diện tích đất bằng các biện pháp trồng xen, nuôi xen đã giúp cho nhiều hộ nông dân tăng nguồn thu nhập đáng kể. Nông dân sản xuất giỏi được nhiều người biết đến đó là ông Uông Thành Nam ở ấp Mỹ Đức, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam là một trong những hộ nông dân áp dụng thành công mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa kết hợp với trồng bưởi da xanh và nuôi ba ba lợi nhuận từ 4 công vườn đem lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cây dưa hấu không ít lần khiến nhiều hộ dân ở Bình Định đổ nước mắt, thậm chí lâm cảnh tán gia bại sản vì thua lỗ. Sự phát triển ào ạt của dưa hấu không tuân thủ quy hoạch dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.

Nấm Phytopthora hại rễ là nguyên nhân chính gây nên bệnh “chết nhanh” trên tiêu ở Tây Nguyên.

Trong những năm gần đây phong trào chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam phát triển mạnh, đây là khâu đột phá kinh tế mũi nhọn của địa phương tập trung nhiều nhất ở các xã: Cẩm Sơn, Tân Trung, Thành Thới A, Thành Thới B, Minh Đức… với tổng đàn heo toàn huyện lên đến trên 343.000 con, trong đó có 35 trang trại đang hoạt động tốt và 32 trang trại heo đảm bảo số lượng đàn giống sinh sản từ 20-100 con và heo thịt từ 100-500 con đều đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường.

Từ năm 2005 đến nay, nghề chăn nuôi gà tây ở đây đã từng bước được phục hồi, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, một phần đã được xuất qua các quốc gia láng giềng: Lào, Campuchia