Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ sẽ khởi sắc nhờ POR9 giảm mạnh

Đại diện VASEP cho biết, ngày 7/9, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công bố kết quả cuối cùng POR9 thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn 1/2/2013-31/1/2014.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá trung bình là 0,91%, đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng Ba; giảm mạnh so với mức thuế hơn 6% của kỳ xem xét lần trước POR8.
Trong ba bị đơn bắt buộc, Tập đoàn thủy sản Minh Phú có mức cao nhất là gần 1,4%, giảm so với kết quả sơ bộ 1,5%. Công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước 1,16%, cao hơn so kết quả sơ bộ 1,06%. Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Fimex Việt Nam) là 0%. Mức thuế cho 32 bị đơn tự nguyện khác là 0,91%. Mức thuế chung áp dụng toàn quốc là 25,4%, giảm so với 25,76% của POR8.
Một trong những yếu tố chính giúp mức thuế này giảm so với lần trước là DOC đã dựa trên các dữ kiện phù hợp từ ba nước là Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia để tính giá thành.
Trước đó, trong POR 8, DOC đã kết luận các doanh nghiệp Việt Nam đều bán phá giá và phải chịu mức thuế rất cao, có thể nói là cao nhất trong tám chu kỳ tính thuế của DOC.
Cụ thể, 30/32 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong thời gian 1/2/2012-31/1/2013 phải chịu thuế chống bán phá giá là 6,37%. Hai doanh nghiệp còn lại là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chịu mức thuế 4,98% và Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) 9,75%.
Mức thuế chung cho các doanh nghiệp khác là 25,76%. Việc ban hành POR8 vào tháng Chín năm ngoái đã khiến xuất khẩu tôm sang thị trường này gặp nhiều khó khăn.
Tám tháng qua, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 370 triệu USD, tiếp tục giảm mạnh do áp lực cạnh tranh về giá và nguồn cung với các nước Ấn Độ, Indonesia. Hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% tỷ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 1 tỷ USD.
Related news

Kết quả, mẫu xét nghiệm đàn gia cầm của 10 hộ chăn nuôi tại các địa phương nói trên cho kết quả dương tính với cúm A (H5N1) đã được đơn vị trực thuộc của Sở NN-PTNT cùng với chính quyền địa phương và người chăn nuôi tiêu hủy toàn bộ với trên 10.000 con.

Giá rau sau Tết Nguyên đán rớt giá thê thảm khiến nhiều nông dân trồng rau huyện Đak Pơ (Gia Lai) rơi vào cảnh trắng tay. Trước tình hình đó, mặc dù giá cả so với trước Tết có giảm, nhưng với mức giá từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, cây ớt hiện đang trở thành niềm hy vọng của bà con nơi đây.

Là một trong những địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), thời gian qua, lãnh đạo xã Tân Phước Hưng không ngừng vận động người dân chuyển đổi giống mía trong sản xuất, nhất là những giống mía cũ bằng giống mía mới có chất lượng nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi giống mía hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.

Dù cao su vào chu kỳ khai thác nhưng giá xuống quá thấp, tiền bán mủ không đủ chi phí, người trồng cao su tại huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông) phải chặt bỏ. Ân hận vì chạy theo phong trào trồng cao su một cách tự phát thì đã muộn…