Xuất khẩu tôm sang Mỹ và EU tăng trong tháng 9

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm trong quý 3 đã có sự khởi sắc mặc dù vậy vẫn chưa có sức bật để đạt được mức tăng trưởng dương.
XK tôm quý 3 đạt 840,8 triệu USD, tăng từ 573,9 triệu USD của quý 1 và 716,2 triệu USD của quý 2 tuy nhiên vẫn giảm 26,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Tôm chân trắng vẫn là mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 mặc dù giá trị XK giảm 27,5% so với cùng kỳ năm 2014 xuống còn 1,2 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam.
XK tôm sú cũng giảm tới 31,7% còn 711,4 triệu USD, chiếm 33,4%.Tôm sú và tôm chân trắng nguyên liệu đông lạnh vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng XK tôm Việt Nam.
VASEP cho biết, xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 9 đạt 77,6 triệu USD, tăng gần 29% so với tháng 8 và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Tổng XK tôm sang Mỹ trong quý 3 đạt 188,8 triệu USD, tăng 62,3% so với quý 1/2015 và tăng 29% so với quý 2/2015 tuy nhiên vẫn giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 9 tăng trưởng so với các tháng trước là do các nhà NK nước này tăng cường nhập hàng để dự trữ và phục vụ nhu cầu các lễ hội cuối năm.
Kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam khá tốt cũng có thể tạo hiệu ứng giúp tăng trưởng XK sang đây trong những tháng cuối năm.
Mặc dù tăng trưởng đều trong các tháng của quý 3 nhưng XK tôm sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay vẫn giảm 45% so với cùng kỳ năm 2014 với giá trị XK đạt 451,5 triệu USD.
Nguyên nhân là do USD tăng mạnh, các nước đổ xô XK tôm sang Mỹ, các nhà NK Mỹ có cơ hội gây sức ép lên giá tôm.
Giá thành sản xuất cao dẫn tới giá XK tôm của Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với mặt bằng chung trên thị trường Mỹ.
Đồng tiền của các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Trung Quốc… lại phá giá mạnh 20- 30%, trong khi đồng VNĐ chỉ mất giá nhẹ, làm cho giá tôm của Việt Nam trên thị trường cao hơn 2- 3 USD/kg so với các đối thủ trên.
Với thị trường EU, VASEP phân tích, tháng 9 là tháng giá trị XK tôm sang EU đạt cao nhất kể từ đầu năm nay.
XK tôm sang EU trong tháng 9 đạt 55,9 triệu USD, tăng 13,3% so với tháng 8/2015 tuy nhiên mức tăng này không đủ để bù đắp cho doanh số XK giảm 24,7% với gần 157 triệu USD trong quý 3/2015.
Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 403,3 triệu USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ thời gian qua tiếp tục có những diễn biến phức tạp, công tác quản lý dịch bệnh vẫn còn một số khó khăn, tồn tại bất cập. Nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi tôm, ngày 14/8/2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã ký Chỉ thị số 6621/CT-BNN-TY về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Công nghệ năng lượng mặt trời (NLMT) đang được ứng dụng thử nghiệm vào quy trình nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu với diện tích 5 ha; tại Đầm Dơi - Cà Mau 0,3 ha với những lợi ích về môi trường cũng như làm giảm chi phí nuôi.
Ngày 19/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì buổi làm việc với Tổ chức Thương mại sáng kiến bền vững Hà Lan tại Việt Nam (IDH) và Trung tâm Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn miền Nam về Chương trình phát triển cá tra bền vững.

Có được nguồn con giống chất lượng tại chỗ không chỉ mà là mong muốn của người nuôi, mà còn là mục tiêu ngành thủy sản Sóc Trăng hướng tới, vì chủ động được nguồn giống sẽ tạo ra tiền đề cho mô hình nuôi tôm nước lợ phát triển mạnh.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa nghiệm thu dự án “Ứng dụng vắc-xin Alphaject pangal để phòng trị bệnh gan thận mủ cho cá tra nuôi thâm canh trong ao đất” do kỹ sư Đặng Thanh Cường, Trạm Thủy sản thị xã Ngã Bảy làm chủ nhiệm. Sau hơn 1 năm nghiên cứu, dự án đã thực hiện được mục tiêu là làm giảm tỷ lệ bệnh gan thận mủ trên con cá tra, giảm tổn thất, thiệt hại cũng như tăng thêm thu nhập cho người nuôi cá nhờ tiêm vắc-xin.