Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương Lái Trung Quốc Ép Giá Khoai Lang Tím

Thương Lái Trung Quốc Ép Giá Khoai Lang Tím
Ngày đăng: 15/05/2012

Liên tục nhiều ngày gần đây, hàng trăm hộ nông dân trồng khoai lang tím ở đồng bằng sông Cửu Long ăn ngủ không yên vì giá xuống thấp.

Tháng trước giá khoai lang tím lên tới 1 triệu đồng/tạ, nay xuống chỉ còn 250.000 đồng. Giá khoai lang rớt thê thảm như trên do các thương lái Trung Quốc thao túng, tìm mọi cách o ép…

Ôm nợ vì khoai lang

Ngày 14.5, chúng tôi tới vùng trồng khoai lang bạt ngàn ở các xã Tân Thành, Thành Trung, Thành Đông, Nguyễn Văn Thảnh… của huyện Bình Tân (Vĩnh Long). Đi tới đâu cũng nghe người dân than thở vì khoai lang rớt giá. Năm ngoái cảnh bà con thu hoạch khoai lang nhộn nhịp trên những cánh đồng thì nay cảnh u buồn xuất hiện nhiều trên gương mặt những nông dân bên cánh đồng khoai lang đã tới ngày thu hoạch nhưng không ai mua.

Một lão nông buồn bã: “Bà con chưa thu hoạch là cố gắng kéo dài hy vọng giá nhích lên vì hiện tại giá xuống quá thấp, khiến bà con lỗ nặng…”. Ông Phan Ngọc Sáng ở xã Tân Thành cho biết: “Gần tháng nay, khoai lang liên tục rớt giá khiến nông dân như ngồi trên đống lửa. Trung bình 1 công (1.000m2) khoai lang, nông dân đầu tư khoảng 12 đến 15 triệu đồng cho chi phí phân bón, thuốc, thuê nhân công… Với năng suất trung bình khoảng 35 tạ/công, nông dân lỗ từ 2 đến 5 triệu đồng/công”.

Tuy nhiên, mức lỗ trên là đối với những người có đất, còn những nông dân thuê đất trồng khoai lang còn nặng nề hơn. Ông Nguyễn Văn Tùng ở xã Nguyễn Văn Thảnh thuê 20 công đất với giá 140 triệu đồng/năm để trồng khoai với hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, mấy tháng đầu năm nay khoai lang rớt giá thê thảm khiến gia đình ông thua lỗ nặng nề.

Ông Tùng nói: “Mấy năm liên tục khoai có giá, nông dân kiếm lời hàng trăm triệu đồng/ha nên tui mới thuê đất để trồng khoai. Nào ngờ khoai lại rớt giá mạnh khiến gia đình tui khốn đốn, ăn ngủ không yên. Nếu tính cả tiền thuê đất thì gia đình tui lỗ hơn 200 triệu đồng. Bây giờ nông dân nào có diện tích khoai lang càng nhiều thì càng bị lỗ nặng hơn…”.

Theo khảo sát của NTNN, ở những vùng đất mới phát triển khoai lang theo kiểu phong trào như: Tam Bình, Bình Minh (Vĩnh Long), Lấp Vò (Đồng Tháp), Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) cũng lâm vào cảnh tương tự do khoai rớt giá. Tại xã Thới Hưng (huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) có khoảng 350 - 400 ha khoai lang đứng trước nguy cơ lỗ nặng. Ngoài chuyện rớt giá thì nông dân còn khốn khổ khi bị thương lái chê khoai xấu, khoai lớn… Các thương lái Trung Quốc đã mạnh tay loại bỏ từ 50- 70% khoai không đạt loại 1, đẩy nông dân vào cảnh khốn khó hơn.

Thương lái Trung Quốc thao túng

Theo nhiều nông dân, trước đây thương lái Trung Quốc mua tất cả kích cỡ khoai lang. Tuy nhiên, khi sản lượng tăng họ chỉ mua loại nhỏ (chỉ 3 củ/kg) trở xuống. Họ lấy cớ khoai lớn củ nên không mua, hoặc mua với giá rất thấp. Một nghịch lý éo le là do giá khoai giảm nên nông dân cố gắng kéo dài thời gian thu hoạch để chờ giá lên, nhưng càng để lâu khoai càng lớn củ, khiến thương lái Trung Quốc ép nặng nề hơn…

Ông Huỳnh Văn Quân – Phó Chủ nhiệm HTX Khoai lang Tân Thành (huyện Bình Tân, Vĩnh Long) bày tỏ: “Khi thương lái Trung Quốc vào mua khoai lang giá cao đã khiến nông dân ùn ùn trồng loại khoai này. Thị trường chủ yếu do thương lái Trung Quốc thao túng nên khi sản lượng tăng họ đã đè giá xuống khiến nông dân thua lỗ nặng”.

Hiện nay, tại vùng chuyên canh khoai lang ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long) mỗi ngày có khoảng 20 thương lái thu mua của nông dân khoảng 300 tấn khoai lang. Trước đây NTNN từng có loạt bài phản ánh, thời điểm cuối năm 2011, giá khoai lang tím được thương lái Trung Quốc thu mua lên tới 1 triệu đồng/tạ. Trước mức lợi nhuận này, nhiều nông dân đã bỏ lúa quay sang trồng khoai một cách ồ ạt, thiếu định hướng. Diện tích trồng khoai lang tím đã tăng rất nhanh, chỉ riêng tỉnh Vĩnh Long đã lên đến 6.000ha, chủ yếu ở các huyện Bình Tân, Bình Minh, Tam Bình…

Ngày 14.5, trao đổi với PV NTNN, ông Lê Văn Phúc – Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Tân nói: “Giá khoai lang tím liên tục giảm như trên là do thương lái Trung Quốc thao túng thị trường. Họ ép giá, đưa ra nhiều tiêu chuẩn (chủ yếu chỉ mua khoai loại nhỏ) khiến nhiều nông dân khốn đốn. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc nên nông dân gặp rủi ro rất lớn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước không tham gia vào đầu tư, thu mua còn các hợp tác xã thì quy mô quá nhỏ không đủ sức cạnh tranh nên mới xảy ra chuyện ép giá nông dân. Địa phương đã quy hoạch vùng trồng khoai lang nhưng nông dân thấy có lời là nhảy vô trồng bất chấp rủi ro.

Để phát triển bền vững nghề trồng khoai lang, giảm rủi ro cho nông dân, huyện đã có kế hoạch xây dựng nhãn hiệu tập thể, quy hoạch lại vùng trồng khoai lang. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư thu mua, tìm kiếm nhiều thị trường mới để tránh trường hợp bị thương lái ép giá khi khoai lang chủ yếu xuất tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc như thời gian qua.

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Tu Hài Vân Đồn Quảng Ninh Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Tu Hài Vân Đồn

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

26/06/2014
Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

27/11/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

27/11/2014
Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh) Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

26/06/2014
Trồng Tiêu Trên Đất Khó Trồng Tiêu Trên Đất Khó

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

26/06/2014