Xuất Khẩu Tôm Đạt Kim Ngạch 3,8 Tỉ USD
Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 đã được Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 4.11, tại Bến Tre.
Theo báo cáo tại hội nghị, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước trong năm 2014 ước khoảng 685.000 ha (gồm 590.000 ha tôm sú và 95.000 ha tôm chân trắng), sản lượng ước đạt 660.000 tấn, tăng 20,4% so với năm 2013; trong đó sản lượng tôm chân trắng khoảng 400.000 tấn, tăng 45,3% so với năm trước; kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm ước khoảng 3,8 tỉ USD. Khu vực đồng bằng Nam bộ chiếm 93% diện tích và trên 84% sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước; trong khi miền Trung (tương ứng) là 3,5% và 12,4%.
Tuy nhiên miền Trung có tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh lớn nhất, chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm chân trắng và tôm sú, đang có sự chuyển dịch đối với diện tích nuôi với tôm chân trắng chiếm tỷ lệ 12,5% và tôm sú 87,5%; trong khi đó tỷ lệ về sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng là 56,9% và 43,1%. Điều đó cho thấy tôm chân trắng đóng góp rất lớn cho sự gia tăng sản lượng tôm nuôi của cả nước.
Bộ NN-PTNT xác định chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2015 là nâng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước lên 700.000 ha (gồm 590.000 ha tôm sú và 110.000 ha tôm chân trắng) với mục tiêu đạt sản lượng thu hoạch 700.000 tấn (280.000 tấn tôm sú và 420.000 tấn tôm chân trắng).
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, người trồng chè ở huyện Bát Xát (Lào Cai) đang bước vào vụ thu hoạch rộ.
Người nuôi cua ở Cà Mau đang đứng ngồi không yên khi giá cua liên tục xuống thấp. Hiện giá cua đã giảm khoảng 30 – 40% so với vài tháng trước.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu (XK) cua ghẹ của Việt Nam đạt hơn 60,7 triệu USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Hiện thị trường XK cũng đã được mở rộng hơn, các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam đã xuất sang được 34 thị trường.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về sự phát triển của ngành thủy sản hiện nay.
ĐBSCL đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa gạo là khâu đột phá.