Xuất Khẩu Tôm Đạt Kim Ngạch 3,8 Tỉ USD

Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 đã được Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 4.11, tại Bến Tre.
Theo báo cáo tại hội nghị, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước trong năm 2014 ước khoảng 685.000 ha (gồm 590.000 ha tôm sú và 95.000 ha tôm chân trắng), sản lượng ước đạt 660.000 tấn, tăng 20,4% so với năm 2013; trong đó sản lượng tôm chân trắng khoảng 400.000 tấn, tăng 45,3% so với năm trước; kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm ước khoảng 3,8 tỉ USD. Khu vực đồng bằng Nam bộ chiếm 93% diện tích và trên 84% sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước; trong khi miền Trung (tương ứng) là 3,5% và 12,4%.
Tuy nhiên miền Trung có tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh lớn nhất, chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm chân trắng và tôm sú, đang có sự chuyển dịch đối với diện tích nuôi với tôm chân trắng chiếm tỷ lệ 12,5% và tôm sú 87,5%; trong khi đó tỷ lệ về sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng là 56,9% và 43,1%. Điều đó cho thấy tôm chân trắng đóng góp rất lớn cho sự gia tăng sản lượng tôm nuôi của cả nước.
Bộ NN-PTNT xác định chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2015 là nâng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước lên 700.000 ha (gồm 590.000 ha tôm sú và 110.000 ha tôm chân trắng) với mục tiêu đạt sản lượng thu hoạch 700.000 tấn (280.000 tấn tôm sú và 420.000 tấn tôm chân trắng).
Related news

Bến Tre là một trong những tỉnh có mức tăng trưởng về sản xuất ca cao khá ổn định. Sản xuất ca cao đã thật sự trở thành ngành hàng mới khi đã thu hút nhiều nông dân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia, từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến, xuất khẩu.

Ngoài diện tích trồng theo quy hoạch, một phần diện tích khá lớn (10.141 ha) phát triển tự phát nằm ngoài quy hoạch; đến cuối năm 2013 là 41.037 ha. Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích trồng mới cao su không nhiều, có xu thế chậm lại, toàn tỉnh trồng mới được 105 ha.

Trang trại của vợ chồng ông Trương Trọng Đức (Quảng Lợi) năm nay kém xanh hẳn. Mô hình kết hợp trồng rừng phủ xanh đất cát đồi trọc kết hợp với chăn nuôi lợn, gà và thả cá cho thu nhập cao thì giờ đây lại đối mặt với nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng kéo dài, nguồn nước thiếu nên hoa màu khó phát triển.

Gà đẻ thải loại (gà đẻ trứng sau khi hết chu kỳ khai thác) không chỉ đội lốt gà ta thả vườn “xịn” mà tiểu thương còn thi nhau hô biến gà đẻ thải loại thành đặc sản gà Đông Tảo để bán kiếm lời.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, mỗi năm nông dân Bạc Liêu thải ra môi trường từ 90 - 120 tấn rác thải là các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Trong khi đó, việc thu gom, xử lý loại rác thải độc hại này theo quy trình đảm bảo an toàn gần như không có!