Doanh Nghiệp Singapore Đặc Biệt Quan Tâm Gạo Việt Nam

Thị trường Singapore còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các chủng loại gạo Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu thị trường này.
Ông Nguyễn Hùng Linh, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết trong hai ngày làm việc 9-10/6, một số doanh nghiệp Singapore bày tỏ sự quan tâm lớn tới gạo Việt Nam, đặc biệt là “Jasmine Rice” và khẳng định sẽ tiếp tục nhập gạo Việt Nam.
Đó là kết quả đầu tiên của chuyến khảo sát tình hình thị trường Singapore và xúc tiến thương mại gạo tại Singapore từ ngày 9-10/6/2014 của đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh dẫn đầu.
Tham gia đoàn công tác có đại diện Bộ Công Thương, lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đại diện Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Hapro cùng đại diện một số doanh nghiệp lớn chuyên xuất khẩu gạo.
Đoàn đã làm việc với Bộ Công Thương Singapore, Cục Quản lý Doanh nghiệp Singapore và đại diện một số thương hiệu phân phối lớn tại Singapore.
Đoàn cũng đã tổ chức chương trình giao thương với đại diện Hiệp hội các Nhà nhập khẩu Gạo Singapore (Singapore Rice General Importers Association) và gần 20 doanh nghiệp hàng đầu tại Singapore như NTUC Fairprice, Super Q International Pte. Ltd., Tong Seng Produce Pte. Ltd…
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thị trường Singapore còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các chủng loại gạo Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu thị trường này.
Theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, ngoài việc nhập khẩu gạo để tiêu dùng, thị trường Singapore cũng được biết đến là thị trường trung chuyển, trung tâm thương mại của ASEAN, trung chuyển gạo sang các đảo của Indonesia, Philippines và một số nước thuộc châu Phi.
Thứ trưởng khẳng định: “Bộ Công Thương mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng và phân phối hàng hóa tại Singapore cũng như tham gia các hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại ở Singapore.”
Trong những năm qua, Singapore luôn là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong khối ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam trên toàn thế giới, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Đài Loan.
Năm 2013, Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong khối ASEAN (sau Thái Lan và Malaysia) với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2013 đạt 8,4 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Singapore 2,7 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2012.
Trong 4 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Singapore đạt xấp xỉ 3,3 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2013. Nhóm hàng nông, thủy sản như hạt tiêu, gạo, thủy sản... là một trong các mặt hàng Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cao sang Singapore.
Ông Andrew Tan, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà nhập khẩu Gạo Singapore cho biết: “Trong mấy năm trở lại đây, lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam tăng liên tục. Từ năm 2008 đến năm 2013, số lượng gạo Việt Nam nhập khẩu vào Singapore tăng 4 lần và hiện gạo Việt Nam chiếm 28% thị phần gạo của Singapore.”
Theo ông Tan, trong những năm qua, giá cả gạo của Việt Nam rất cạnh tranh và chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao nhờ công nghệ tốt hơn. Ông bày tỏ hy vọng rằng gạo Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện chất lượng để có chỗ đứng tốt hơn trên thị trường quốc tế cũng như chiếm thị phần cao hơn tại Đảo quốc Sư tử.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, tỉ lệ thiệt hại trên tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng khá cao (trên 41%), tuy nhiên sản lượng vẫn đạt trên 80.000 tấn theo kế hoạch đề ra. Kết quả ấy là do người nuôi tôm đã chuyển đổi cơ cấu giống từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng một cách hợp lý.

Ngày đầu tuần tháng 1, sau chuyến đi biển cuối năm gặp trục trặc về máy móc, tàu câu mực lớn nhất Đà Nẵng ĐNa 90567 được ngư dân Trần Văn Mười cho lên đà bảo dưỡng. Phút rảnh rỗi, Trần Văn Mười tâm sự: “Tuy năm nay mất mùa mực, song giá mực cao hơn năm ngoái khoảng 25.000 đồng/kg, nên thu nhập cũng khá cao so với các nghề khác.

Sò huyết được nuôi xen canh với tôm, cua tại các vuông nuôi thủy sản vùng nước mặn của Cà Mau, tập trung nhiều ở huyện Cái Nước. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước thống kê cả huyện có trên 6.600ha sò huyết, tập trung nhiều ở xã Đông Thới và Trần Thới.

Trước nhu cầu sử dụng các tuyến ống để phục vụ thoát nước thải và cấp nước mặn trong nuôi tôm chân trắng ở các xã ven biển huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), UBND tỉnh đã hỗ trợ trang cấp hơn 40 ngàn ống PVC các loại, 195 ống buy bê tông các loại và nhiều phụ kiện vật tư khác.

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được huyện tập trung, thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã xử lý 146 trường hợp, trong đó có 14 trường hợp giã cào bay hoạt động sai tuyến. Đồng thời, tổ chức 2 lớp tập huấn cho 200 ngư dân tại xã Phước Thể về công tác nâng cao năng lực ứng phó với bão lốc khi ra biển hoạt động.