Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Cẩm Khê

Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Cẩm Khê
Ngày đăng: 11/06/2014

Là một huyện miền núi có hơn 6 nghìn ha diện tích đất rừng và lâm nghiệp nên phát triển kinh tế trang trại gắn liền với đồi rừng là một trong những chương trình ưu tiên của huyện Cẩm Khê.

Để hiện thực hoá chương trình này huyện đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và 31 xã, thị trấn, tổ chức thực hiện tốt các biện pháp, xây dựng kế hoạch phát triển, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.

Trong những năm qua, mô hình kinh tế trang trại của huyện đã phát triển mạnh, tăng dần về số lượng và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2006, toàn huyện có tổng số trên 30 trang trại các loại, đến nay đã tăng lên trên 400 trang trại.

Các trang trại sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, góp phần khai thác các tiềm năng về đất đai, lao động, nguồn vốn như trang trại nuôi gà gia công, trang trại lợn, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại nấm, trang trại tổng hợp. Hàng năm, giá trị sản lượng hàng hoá do các trang trại tạo ra chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Các trang trại phát triển đã giải quyết việc làm cho một phần lực lượng lao động nông nhàn, góp phần phát triển kinh tế chung của địa phương. Trong các mô hình kinh tế trang trại ở Cẩm Khê bên cạnh một số trang trại thủy sản còn lại đa số là trang trại đồi rừng.

Xác định kinh tế trang trại là hướng đi thoát nghèo và từng bước ổn định đời sống nên nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện đã mạnh dạn vay vốn, nhận thầu diện tích đồi rừng. Điển hình như ở các xã Văn Bán, Phượng Vĩ, một số hộ đã tích cực đầu tư phát triển kinh tế trang trại gắn liền với đồi rừng.

Mô hình đầu tư phát triển trồng rừng và chăn nuôi của ông Nguyễn Hữu Oánh tại khu 9 xã Văn Bán là một điển hình về phát triển kinh tế trang trại. Năm 2009 gia đình ông đã đầu tư trồng 4,5 ha rừng thâm canh bằng loài keo tai tượng hạt ngoại đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của Hạt Kiểm lâm.

Ông Oánh cho biết: Trồng rừng chu kỳ kinh doanh dài nên để có vốn trồng rừng trước mắt, gia đình ông đã tập thả cá trên diện tích hơn một mẫu ao của gia đình; ngoài ra ông cũng học kỹ thuật nuôi ong mật từ khuyến nông và nuôi 30 đõ ong xung quanh đồi nhà. Năm 2013, sau khi học hỏi kinh nghiệm và tham quan một số mô hình ở tỉnh bạn, gia đình ông đầu tư hơn 100 triệu, vay ngân hàng 100 triệu mua đàn Hươu Sao gồm 15 con nuôi lấy nhung.

Giải thích cho sự đầu tư của gia đình ông Oánh cho biết: Hươu Sao là loài dễ gây nuôi, ít bệnh tật, thức ăn của chúng chủ yếu là thức ăn thô xanh, các loài cỏ có sẵn ở quanh đồi, rừng; cùng với đó hiện nay thị trường rất ưa chuộng sử dụng sản phẩm nhung hươu để bồi bổ sức khoẻ. Thực tế đã chứng minh lập luận của ông Oánh và gia đình là đúng, hiện tại cứ vào mùa cho khai thác nhung hươu từ tháng 12 đến tháng 5 gia đình ông luôn có khách đặt mua nhung hươu từ trước và đến tận nhà để nhận sản phẩm.

Giá nhung hươu do gia đình ông thu hoạch hiện được bán từ 2,0-2,2 triệu đồng/100 gram; với 10 con Hươu cái bình quân cho 300 gram nhung một con thì thu nhập một năm của gia đình cũng từ 60-70 triệu đồng, đó là chưa tính đến thu nhập nếu bán 2 con hươu mới sinh.

Nhìn vạt rừng keo phát triển xanh tốt ngay sau lưng nhà, Ông Oánh phấn khởi chia sẻ: Nhờ có thu nhập từ chăn nuôi nên gia đình tôi đã tạo được vốn để đầu tư thâm canh vào rừng cây thành cây gỗ lớn, cho giá bán cao hơn. Tin tưởng rằng, chỉ ba bốn năm nữa thì thu nhập từ việc bán gỗ sẽ đem lại một khoản thu không nhỏ giúp gia đình ông có thể xây cất một cơ ngơi đàng hoàng ở vùng quê bình yên này.

Kinh tế trang trại không chỉ khai thác được tiềm năng đồi rừng, giúp gia đình, địa phương làm giàu, mà còn góp phần quản lý, bảo vệ rừng rất hiệu quả.

Qua nhiều năm triển khai, thực hiện hầu hết những diện tích quy hoạch, giao làm trang trại hàng năm đều phủ xanh tốt, rừng trồng không bị xâm hại, cháy. Đây là một hướng phát triển hiệu quả, đa lợi ích đang được các địa phương và huyện khuyến khích, tạo điều kiện hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều xã.


Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê trong nước ngày 10/09/2015 tiếp tục tăng thêm 200 ngàn đồng/tấn Giá cà phê trong nước ngày 10/09/2015 tiếp tục tăng thêm 200 ngàn đồng/tấn

Hôm nay (10/09), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều tiếp tục tăng nhẹ. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 09/15 tăng 9 USD/tấn hay +0,57% lên mức 1.595 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng từ 11 - 12 USD/tấn. Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn 09/15 tăng 0,10 cent/lb hay +0,08% lên mức 117,80 cent/lb, các kỳ hạn khác cũng tăng 0,10 cent/lb. Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên tiếp tục tăng thêm 200 ngàn đồng/tấn lên mức 35,2 - 35,8 triệu đồng/ tấn.

11/09/2015
Xanh mặt khi chất cấm trong heo đụng đâu lòi đó Xanh mặt khi chất cấm trong heo đụng đâu lòi đó

Cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện nhiều mẫu chất tạo nạc trong heo ở nhiều trang trại và chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra làm rõ.

11/09/2015
Tù mù giá thức ăn chăn nuôi Tù mù giá thức ăn chăn nuôi

Trong những yếu tố đang khiến cho ngành chăn nuôi nước ta kém sức cạnh tranh, thức ăn chăn nuôi đóng góp một phần không nhỏ.

11/09/2015
Sự nhập cuộc của một ông lớn những lời tâm huyết Sự nhập cuộc của một ông lớn những lời tâm huyết

Ông Lương Quang Tuần - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Giống bò thịt, sữa Yên Phú - tâm sự từng đi Úc, Nhật, Indonesia và nhận thấy cách tốt nhất tạo giống bò là nên cho chọn lọc tự nhiên, tức là để chúng tự phối.

11/09/2015
Nỗi lo mất mùa cà phê Nỗi lo mất mùa cà phê

Niên vụ cà phê 2015-2016 đang bước vào giai đoạn quyết định về năng suất và sản lượng khi cà phê đang trong giai đoạn nuôi quả xanh. Tuy nhiên thời gian qua, do ảnh hưởng của nắng hạn, nhất là hiện tượng rụng quả cà phê khiến nhiều nông dân không khỏi lo lắng trước nguy cơ mất mùa cà phê trong niên vụ thu hoạch sắp tới.

11/09/2015