Xuất Khẩu Tiêu Khẳng Định Vị Thế Số 1
14 năm giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu, hạt tiêu đang dần khẳng định vị thế một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2014, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu mặt hàng này bước vào câu lạc bộ “tỷ đô”, đóng góp chung cho thành tích xuất khẩu cả nước.
Theo Bộ Công Thương, hạt tiêu Việt Nam đã có mặt ở khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và năm 2014, xuất khẩu hạt tiêu đạt hơn 1,2 tỷ USD với khối lượng 156 nghìn tấn, tăng 17 % về khối lượng và tăng 35% về giá trị so với năm 2013. Giá tiêu xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt gần 8 nghìn USD/tấn, tăng 14,76% so với cùng kỳ năm 2013. Việt Nam hiện chiếm trên 50% thị phần xuất khẩu tiêu toàn thế giới.
Hoa Kỳ tiếp tục trở thành thị trường tiêu thụ nhiều hạt tiêu nhất của Việt Nam, đạt mức tăng trưởng 39,42% về kim ngạch trong năm 2014 với trị giá 254,92 triệu USD, chiếm 21,22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.
Đứng thứ 2 là thị trường Singapore, với kim ngạch đạt 106,58 triệu USD, chiếm 8,87%, tăng 67,41%. Tiếp đến thị trường U.A.E đạt giá trị 83,63 triệu USD, tăng 51,58%, chiếm 6,96%; thị trường Ấn Độ chiếm 6,44%, với 77,33 triệu USD, tăng mạnh 113,66%; thị trường Hà Lan chiếm 6,26%, đạt kim ngạch 75,25 triệu USD, tăng 22,33%.
Đáng lưu ý, mức tăng trưởng kim ngạch mạnh nhất năm 2014 thuộc về các thị trường Pakistan (tăng 120,29%, đạt 34,12 triệu USD); Ấn Độ (tăng 113,66%, đạt 77,33 triệu USD); Malaysia (tăng 108,03%, đạt 12,81 triệu USD).
Thực tế cho thấy, chuỗi giá trị hạt tiêu toàn cầu đã có sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Riêng doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu tiêu hiện khoảng 200 doanh nghiệp, trong đó 15 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu, chiếm 70% sản lượng xuất cả nước. Họ cũng là những doanh nghiệp đi tiên phong xây dựng mô hình liên kết chuỗi hiệu quả như trực tiếp cùng nông dân tổ chức canh tác theo tiêu chuẩn VietGap, IPCGap…
Đây là các phương thức sản xuất theo hướng hữu cơ để có sản phẩm an toàn, chất lượng, đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, xâm nhập trực tiếp vào thị trường cao cấp. Năm 2014, các doanh nghiệp cũng tăng mạnh chế biến sâu, giảm dần xuất khẩu thô, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường, cho giá cả gia tăng cao hơn.
Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) dự báo, năm 2015, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới vẫn tăng, ước khoảng 416 nghìn tấn và giá cả vẫn duy trì ở mức cao. Do vậy, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh đẩy mạnh sản xuất, cần củng cố nâng cao chất lượng, tập trung đầu tư cho chế biến sâu, chế biến sạch và đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu để khai thác thị trường mới, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Năm 2015, Việt Nam dự kiến tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại mới quan trọng có mức độ cam kết sâu, đặc biệt tại các thị trường như EU, Hoa Kỳ, khu vực ASEAN. Điều này tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến và sản xuất hạt tiêu và trong tiến trình đó, tập trung xây dựng các doanh nghiệp mạnh dẫn dắt thị trường để phát triển bền vững là một chiến lược cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Gần 50 hộ dân nuôi cá bè trên sông Trà (thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đang lao đao vì cá trắm cỏ thả nuôi được vài tháng thì chết hàng loạt.
Từ đầu năm đến nay, các mặt hàng thủy sản khô và đông lạnh đang có chiều hướng sản xuất và tiêu thụ ổn định. Theo Cục Thống kê, tôm thẻ đông lạnh được xuất nhiều sang Nhật, Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc với gần 3.200 tấn. Mặt hàng mực ống tươi đông lạnh cũng được xuất sang những nước Anh, Đức, Ý, Nhật, Hàn... với con số xấp xỉ mặt hàng tôm đông lạnh. Cho thấy, thế mạnh thủy sản xuất khẩu của Bình Thuận là hai mặt hàng trọng điểm này.
Đầu năm 2014, Tổ hợp tác (THT) đoàn kết nuôi bò nhốt thâm canh thôn 8 (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông - Dak Lak) được thành lập trong niềm hân hoan không chỉ riêng bà con nông dân, mà cả với chính quyền địa phương. Hình thức liên kết này mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở một huyện thuần nông.
Năm 2011, ông Nguyễn Văn Hoàng (59 tuổi) ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ đỏ, ông đã đầu tư 30 triệu đồng mua chim giống bố mẹ với giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm tiền làm chuồng nuôi, tính tất cả đầu tư khoảng 50 triệu đồng.
Hiện nay, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang tiến hành tưới cà phê đợt 2 và đợt 3, nhưng do nguồn nước thiếu hụt nhiều địa phương không đủ nước để đáp ứng nhu cầu các đợt tưới tiếp theo.