Dồn dập thu gom khoai lang cuối vụ xuất sang Trung Quốc
Chiều 18-11, ông Ngô Văn Tua, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thành Đông (xã Thành Đông, huyện Bình Tân) cho biết:
“Do vào cuối vụ, bà con tại huyện Bình Tân không còn nhiều khoai để bán, cầu vượt cung nên giá khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím Nhật, tăng gấp 3 - 4 lần so với 2 tháng trước đó.
Cụ thể, giá khoai hiện vào khoảng 800.000 - 900.000 đồng/tạ (60kg), thậm chí có thương lái trả giá 1 triệu đồng/tạ nhưng nông dân chúng tôi không có đủ hàng để bán.
Với giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lời khoảng 10 triệu đồng/công (1.000m2)”.
Trong số 1.300 ha đất trồng khoai ở huyện Bình Tân thì hiện có 2/3 diện tích mới xuống giống, số còn lại đã xuống giống nhưng vẫn chưa đến thời điểm thu hoạch.
Theo ông Tua, ông và những nông dân trong HTX cũng mới xuống giống vụ khoai lang được 2 tháng, khoảng giáp Tết Âm lịch tới mới thu hoạch.
Vì vậy, hiện nay giá khoai lang tím tăng cao khiến nhiều người tiếc nuối.
Các thương lái thu gom khoai lang rồi xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Khoai lang đang có giá cao thì nông dân không còn khoai để bán.
Trước đó, từ tháng 4 đến tháng 8 năm nay, giá khoai lang ở Vĩnh Long rớt thê thảm do người dân đồng loạt thu hoạch, nên bị thương lái Trung Quốc ép giá, làm giá chỉ còn khoảng 100.000 - 200.000 đồng/tạ, nông dân từ huề đến lỗ nên nhiều hộ đã chuyển sang trồng cây màu khác hoặc trồng lúa.
Ngành nông nghiệp Vĩnh Long khuyến cáo người dân khi nào có được thị trường ổn định hãy mở rộng diện tích, sản xuất gắn với quy hoạch của địa phương.
“Tôi có gặp một vài thương lái Trung Quốc, họ bảo chất lượng khoai lang tím chưa đạt chuẩn theo yêu cầu.
Họ khuyên chúng tôi nên trồng 1 vụ lúa xen canh 1 vụ khoai.
Nếu trồng liên tục, khoai sẽ xuất hiện dịch bệnh, năng suất và chất lượng giảm” - ông Tua nói.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.
Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.
Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.
Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng 10/2013 ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 33,75% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 19,55%; tôm đạt 4,4 nghìn tấn, gấp 3 lần. Tính chung mười tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi ước tính đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 48,4 nghìn tấn, tăng 2,65%; tôm đạt 19,4 nghìn tấn, tăng 85,78%.
Ba người đàn ông cùng quyết định “cột bè vào với nhau mà làm ăn”. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, công việc lúc được lúc thua và dù cái máy xay, cái máy phát điện đều dùng chung, nhưng chưa bao giờ họ làm mất lòng nhau. Đó cũng là cái cách mà nhiều nhà lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn để cùng nương tựa vào nhau mà mưu sinh.