Chủ động cung ứng nguồn giống gia cầm tại chỗ đảm bảo chất lượng
Hội thảo do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở NN& PTNT Quảng Ninh tổ chức tại Trung tâm Tổ chức hội nghị tỉnh trong 2 ngày 18 và 19/11.
Quang cảnh Hội thảo.
Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi phía Bắc” được triển khai trong 3 năm từ 2014 - 2016 tại 7 tỉnh: Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Điện Biên, Quảng Ninh, Hà Giang và Lai Châu.
Sau 2 năm triển khai, đến nay dự án đã hỗ trợ 10.000 con gà, vịt bố mẹ; cung cấp thức ăn hỗn hợp cho các giai đoạn dò hậu bị và sinh sản cho 76 hộ tham gia mô hình.
Đồng thời vận hành 5 cơ sở ấp trứng gia cầm tại 5 tỉnh.
Dự án cũng đã đào tạo, huấn luyện kỹ thuật cho trên 300 người cả trong và ngoài mô hình.
Mô hình triển khai đáp ứng được nhu cầu của người dân về sản xuất giống gia cầm tại chỗ đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn giống, có nguồn gốc, góp phần giảm tỉ lệ gia cầm nhập lậu tại các tỉnh biên giới phía bắc.
Các hộ tham gia mô hình cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bước đầu đưa an toàn sinh học vào chăn nuôi, hình thành các nhóm hộ chăn nuôi.
Nhìn chung, đàn gà, vịt bố mẹ đưa vào mô hình phát triển tốt, tỷ lệ đẻ trứng, tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở đạt cao.
Hiệu quả kinh tế của mô hình được đánh giá cao hơn khoảng 10% so với sản xuất đại trà trước đây.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi kinh nghiệm về quy trình, kỹ thuật chăn nuôi.
Đồng thời hầu hết các ý kiến đều mong muốn tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình của dự án trong thời gian tới.
Trước đó, chiều 18/11, đoàn đại biểu tham dự Hội thảo đã tham quan mô hình nuôi vịt biển tại phường Mông Dương (TP Cẩm Phả) và phường Hà Phong (TP Hạ Long).
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.
Theo chân cán bộ xã Thạch Quảng, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi dưới tán rừng của gia đình anh Bùi Văn Cự tại làng Thố. Không giấu nổi niềm vui khi đã chọn được con đường làm giàu đúng đắn, anh Cự nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm những chuồng trại dưới đồi mía và keo.
Vài năm gần đây, nông dân Đắk Lắk và một số tỉnh bắt đầu “bén duyên” với ca cao, loại cây trồng được xem như “cú hích” thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Thị trường Hoa Kỳ tăng 22,84% về khối lượng và tăng 36,58% về giá trị; Singapore tăng 55,5% về khối lượng và 95,14% về giá trị; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 49,85% về khối lượng và tăng 79,4% về giá trị. Thị trường Ấn Độ tăng 97,0% về khối lượng và 2,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Cụ thể gồm dự án NM bảo quản, chế biến trái cây có múi đặc sản Hậu Giang (vùng nguyên liệu 9.700 ha); NM bảo quản, chế biến khóm Cầu Đúc (2.000 ha); Đầu tư SX, tiêu thụ, chế biến cá đồng (1.500 ha); Chăn nuôi tập trung (trang trại từ 1.000 - 2.000 con heo, gia cầm 2.000 con trở lên);