Xuất khẩu thủy sản vươn xa

Nhiều doanh nghiệp còn khẳng định được thương hiệu trên thị trường và trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất của cả nước.
Điển hình như Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Âu Vững (TX.Giá Rai) - doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đứng đầu tỉnh Bạc Liêu.
Năm 2010, doanh số của công ty chỉ đạt hơn 35 triệu USD, đến năm 2014 đã tăng lên 130 triệu USD, dự kiến năm 2015 sẽ đạt 170 triệu USD.
Công ty đang xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Âu Vững II với công suất 15.000 tấn thành phẩm/năm, và khi đưa nhà máy vào hoạt động, kim ngạch xuất khẩu của công ty sẽ đạt trên 200 triệu USD.
Cùng với doanh nghiệp Âu Vững, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khác cũng không ngừng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, liên kết với nông dân.
Đơn cử như các doanh nghiệp: Thiên Phú, Minh Bạch, Trang Khanh…
Sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp xuất khẩu đã góp phần cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh tăng nhanh và vượt chỉ tiêu đề ra, từ 219 triệu USD năm 2010, tăng lên 447,5 triệu USD vào năm 2015 (so với chỉ tiêu là 380 triệu USD).
Cùng với sự nhạy bén, nắm bắt thị trường của doanh nghiệp, phải ghi nhận sự quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban ngành và các địa phương đối với doanh nghiệp.
Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 13 về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân và nêu cao khẩu hiệu “đồng hành cùng doanh nghiệp”.
Điều đó đã được chứng minh ở sự chia sẻ khó khăn và thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Đó là làm tốt vai trò cầu nối trong việc liên kết giữa ngân hàng với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động về vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; hay thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, miễn, giảm, gia hạn nộp thuế; giúp doanh nghiệp xúc tiến thị trường tiêu thụ, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu...
Sự hỗ trợ này đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đến nay, toàn tỉnh có 33 cơ sở, nhà máy chế biến thủy sản được đầu tư công nghệ chế biến hiện đại với tổng công suất chế biến 100.000 tấn/năm, góp phần giải quyết việc làm, thu nhập cho trên 10.000 lao động.
Giai đoạn 2015 - 2020, Bạc Liêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 785 triệu USD.
Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ và xuất khẩu theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng gắn với phát triển bền vững...
Có thể bạn quan tâm

Vườn hồng xiêm nếp của gia đình chị Nguyễn Thị Lan, thôn Rừng Chướng, xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đang vào vụ thu hoạch rộ. Quả căng mọng, vỏ nhẵn, tỏa hương ngọt ngào.

Trong khi nông sản Việt Nam như dưa hấu, hành tím... ê hề, giá rẻ, nông sản Trung Quốc lại áp đảo, chiếm các chợ đầu mối. Tuy nhiên, thống kê của cơ quan chức năng lại cho thấy con số ngược lại.

Dưa hấu, thanh long, cà chua… đổ cho bò ăn không phải là chuyện mới. Để giúp bà con nông dân, những ngày gần đây trên mạng lan truyền thông tin về việc một số cán bộ đi bán dưa hấu. Nhiều bà nội trợ mua dưa về ăn, kêu gọi gia đình, bạn bè ủng hộ để giảm bớt khó khăn cho nông dân.

Đồng ruộng là tài sản giá trị nhất của người nông dân, đã có lúc người nông dân khó sống bằng nghề nông nên họ bỏ ruộng đi làm ăn xa. Tuy nhiên những năm gần đây người dân đã quay trở lại với ruộng đồng, đất nông nghiệp hiếm thấy bị bỏ hoang như trước.

Hạn hán năm nay có thể kéo dài đến tháng 9 rồi tình hình sâu bệnh, nhất là bệnh đốm trắng thường bùng phát vào mùa mưa vì vậy người trồng thanh long nên cho vườn cây nghỉ ngơi hợp lý...