Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Năm Mới Sẽ Gặp Nhiều Khó Khăn

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP, khó khăn đó là việc đáp ứng các yêu cầu cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước dự kiến đạt hơn 7,7 tỷ USD, chiếm 6 - 7% giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng trên 18% so với năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra cả năm 2014 đạt xấp xỉ 1,8 tỉ USD, chỉ tăng nhẹ 0,2% so với năm 2013.
Kế hoạch xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra trong năm 2015 dự kiến ở mức khoảng 1,75 - 1,85 tỉ USD, tức chỉ tương đương con số xuất khẩu mặt hàng này của năm nay.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trong năm mới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, quan trọng hơn là cùng với việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng thì Việt Nam phải tiếp tục đối phó với chiến dịch truyền thông “bôi nhọ” sản phẩm thủy sản ở nước ngoài mà nước ta đang có những ưu thế.
Ông Nguyễn Hoài Nam nêu rõ, đa phần các phương tiện truyền thông này đề cập đến 1 số nội dung "bôi nhọ" sai sự thật về sản xuất cá tra thuộc các khía cạnh an toàn thực phẩm, môi trường nước nuôi ô nhiễm, lây nhiễm kháng sinh... Một thực tế đang diễn ra cho thấy, những thông tin thiếu khách quan này đã tác động rõ rệt đến nhận thức của một số ít người dân ở các nước. Qua đó, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh sản phẩm chất lượng và đầy tính cạnh tranh của Việt Nam.
Do vậy, ông Nam đề nghị, Nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ quan phải đồng lòng, có liên kết nhiều và chủ động hơn trong việc có thêm nguồn tư liệu và những hình ảnh truyền thông mạnh mẽ hơn thông qua những bạn hàng, đối tác để đưa những thông điệp trung thực, chất lượng đến với người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Trận lụt nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua khiến ba phần tư diện tích Thái Lan ngập trong nước lũ và đe dọa nhấn chìm thủ đô Bangkok

Cầm trên tay con cua lột mềm nhũn vừa vớt lên, ông Hai Trâm - nông dân có thâm niên nuôi cua lột ở Phước Lại (Cần Giuộc, Long An) hồ hởi: “Sản phẩm cua lột của người dân Cần Giuộc chúng tôi không chỉ là món đặc sản của nhiều nhà hàng lớn trên Sài Gòn, mà nay còn xuất cả sang Tây”…

Trong vài năm trở lại đây, phát huy tiềm năng của địa phương, bà con các dân tộc ở Hồng Định đã đưa nhiều giống ngô mới vào gieo trồng. Kết quả là cây ngô đã trở thành cây có sản lượng lớn nhất và mang lại thu nhập cao nhất cho bà con trong số các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết bà con bán ngô ngay sau khi thu hoạch vì không có cách bảo quản tốt. Giá bán vì thế mà rẻ và thường xuyên bị tư thương ép giá. Những hộ gia đình để sau một vài tháng mới bán, được giá cao thì lại bị mối, mọt, làm hao hụt sản lượng ngô.

Để nông nghiệp Việt Nam đứng vững và phát triển sau khi gia nhập WTO, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng mô hình nông nghiệp tiên tiến. Mô hình nông nghiệp tiên tiến là mô hình hướng công nghệ cao, có một số đặc trưng sau đây

Việt Nam là quốc gia xuất gạo lớn, nhưng tập quán canh tác lại khá lạc hậu, năng suất cao nhưng chất lượng thấp. Để giảm chi phí cho nông dân, tăng giá trị loại hàng thế mạnh này, Bộ NN&PTNT đang triển khai và nhân rộng mô hình lúa gieo sạ thẳng hàng - được coi là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại