Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Nhân Rộng Mô Hình Liên Minh Sản Xuất

Cần Nhân Rộng Mô Hình Liên Minh Sản Xuất
Ngày đăng: 04/08/2014

Củng cố và phát triển kinh tế hợp tác trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.

Số liệu từ Sở NN-PTNT thì hiện nay toàn tỉnh có 2 liên hiệp HTX, 78 HTX và 232 THT nông nghiệp với khoảng 5.600 hộ xã viên (thành viên) và tổng số vốn SX-KD xấp xỉ 71 tỷ đồng. Ngoài các HTX và THT này còn có 13 LMSX được ra đời và hoạt động với hỗ trợ của Dự án ACP Lâm Đồng. Hiện tại, tuy không còn được Dự án ACP Lâm Đồng tiếp tục hỗ trợ nhưng khả năng nhân rộng của các LMSX lại rất lớn do tính hiệu quả của nó.

Khác với các mô hình kinh tế hợp tác khác trong nông nghiệp, mô hình LMSX có mục tiêu là nâng cao khả năng cạnh tranh của nông dân sản xuất nhỏ thông qua việc liên kết sản xuất với các doanh nghiệp và các đối tác chính trong LMSX là doanh nghiệp và một tổ chức của nông dân; đây còn là bước thử nghiệm để giúp Nhà nước sớm hoàn chỉnh về cơ chế, chính sách trong việc tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, kiêm Giám đốc ACP Lâm Đồng cho biết, sau gần 5 năm hoạt động, Dự án ACP Lâm Đồng đã hỗ trợ các địa phương trong tỉnh thành lập được 13 LMSX (gồm 4 LMSX hoa và 2 LMSX atiso (Đà Lạt) 3 LMSX cà phê (Di Linh và Lâm Hà) 3 LMSX bò sữa (Đức Trọng và Đơn Dương) và 1 LMSX khoai lang Nhật (tại Đức Trọng).

Lâm Đồng là “tỉnh duy nhất trong 8 tỉnh thực hiện ACP của cả nước  được WB đồng ý chọn 2 LMSX gồm LMSX Hoa Dalat Hasfarm và LMSX Bò sữa Hiệp Thạnh để nhân rộng mô hình liên kết nhờ hiệu quả kinh tế mà các liên minh này đã đem lại cho nông dân” - ông Sơn khẳng định.

Thống kê của  Dự án ACP Lâm Đồng thì 13 LMSX này đã tập hợp được 709 hộ nông dân tham gia (trong đó có 164 phụ nữ và 59 người DTTS) - bình quân 54 hộ/LMSX. Việc hình thành các LMSX này đã góp phần rất tích cực trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hộ nông dân, nâng cao tính liên kết và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và tổ chức nông dân.

Các THT của nông dân được hình thành và từng bước được nâng cao về mặt tổ chức để trở thành đối tác thực sự của các doanh nghiệp trong SX-KD nhằm đảm bảo được lợi ích chính đáng của hộ nông dân tham gia.

Sau khi tham gia liên minh, diện tích sản xuất của nông dân đã không ngừng tăng, đặc biệt ở LMSX Hoa Dalat Hasfarm đã tăng 56,8%; ở lĩnh vực chăn nuôi, số đàn bò của các hộ tham gia LMSX Bò sữa Hiệp Thạnh và LMSX Bò sữa  Cầu Sắt tăng bình quân 66%/ hộ. Sản phẩm của các hộ tham gia liên minh đã được đối tác thu mua cao hơn giá ngoài thị trường 7,24%, trên 73% sản phẩm sản xuất đã được nông dân bán cho các doanh nghiệp đối tác (trước đây là 43%)…

Những liên kết này đã làm cho lợi nhuận của nông dân tăng 53%, của doanh nghiệp tăng 34%; và đặc biệt là tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” đã không còn xảy ra tại những hộ và những doanh nghiệp tham gia LMSX.

Trong 13 LMSX của ngành nông nghiệp Lâm Đồng do  Dự án ACP hỗ trợ thành lập, hiện có khoảng gần 70% thuộc nhóm bền vững và chỉ có 31% không có khả năng phát triển do  năng lực của các đối tác yếu (của THT nông dân hoặc của doanh nghiệp).

Để nhân rộng mô hình LMSX giữa tổ chức nông dân và doanh nghiệp - một mô hình rất ưu việt hiện nay - Ban Giám đốc ACP Lâm Đồng cho rằng, nâng cao năng lực điều hành của các tổ trưởng THT và lựa chọn doanh nghiệp có đủ năng lực về tài chính, có cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, có khả năng xuất khẩu sản phẩm là những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm và “Sự liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là nhu cầu thực sự của cả hai bên, dựa trên nguyên tắc bình đẳng - tự nguyện - cùng có lợi”.


Có thể bạn quan tâm

4 Giống Lúa Thuần Miền Bắc Có Khả Năng Thích Nghi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long 4 Giống Lúa Thuần Miền Bắc Có Khả Năng Thích Nghi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 4-3, tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp với Nông trường Sông Hậu tổ chức hội thảo giới thiệu, đánh giá các giống lúa mới và tăng cường hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh lúa giống”.

06/03/2014
Nông Dân Đang Nông Dân Đang "Kết" Với Cây Khoai Lang

Tại một số địa phương chuyên canh về cây lúa của huyện Krông Ana (Dak Lak), hiện người dân đã chuyển đổi một phần diện tích lúa sang trồng khoai lang với lý do: lợi nhuận sau khi trừ chi phí cao hơn hẳn trồng lúa…

06/03/2014
Thanh Long Bén Rễ Trên Vùng Đất Mới Thanh Long Bén Rễ Trên Vùng Đất Mới

Từ lâu, thanh long là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, được trồng tập trung ở huyện Chợ Gạo. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang), bên cạnh cây khóm và khoai mỡ, cây thanh long cũng đã bén rễ ở vùng đất mới này.

06/03/2014
Diện Tích Dưa Hấu Tăng Cao Diện Tích Dưa Hấu Tăng Cao

Năm 2013, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) chỉ gieo trồng hơn 40 ha dưa hấu, do thời tiết thuận lợi, dưa hấu đạt năng suất cao, bên cạnh đó giá bán ra thị trường khá cao từ 7.000-8.000 đồng/kg, tính bình quân người nông dân trồng dưa hấu thu lãi từ 200 – 250 triệu đồng/ha.

06/03/2014
Người Trồng Mía Năm Nay Thấy Người Trồng Mía Năm Nay Thấy "Đắng" Vì Các Chi Phí Đầu Tư Tăng Cao, Trong Khi Năng Suất, Giá Mía Thu Mua Lại Thấp

Niên vụ mía 2013 - 2014, tại Khánh Hòa đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch rộ. Song người trồng mía năm nay thấy "đắng" vì các chi phí đầu tư tăng cao, trong khi năng suất, giá mía thu mua lại thấp nên không có lãi mấy.

06/03/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.