Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Thủy Sản Thắng Lớn Nhờ Tôm

Xuất Khẩu Thủy Sản Thắng Lớn Nhờ Tôm
Ngày đăng: 05/08/2014

Theo VASEP, năm 2014 sẽ là một năm thắng lợi của ngành thủy sản, trong đó chủ yếu dựa vào mặt hàng tôm. Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, EU đều khá khả quan. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu năm 2014, kết quả kinh doanh các doanh nghiệp ngành thủy sản tương đối khả quan, khi sản lượng nuôi trồng, khai thác và tiêu thụ đều tăng so với cùng kỳ.

VASEP cho biết, nếu như quý I/2014, XK thủy sản của cả nước tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu (XK) tôm tăng mạnh thì quý II, XK tiếp tục đà tăng trưởng nhờ tôm và sự hồi phục của các mặt hàng hải sản khác như mực, bạch tuộc và cá biển khác, trừ cá ngừ.

Với tổng giá trị 1,9 tỷ USD, tăng gần 20% trong quý II, XK thủy sản của Việt Nam 2 quý đầu năm đã đạt trên 3,6 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2013.

Mặc dù tăng trưởng trong quý II đã chững lại so với quý I, nhưng XK tôm 6 tháng đầu năm vẫn đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62%.

Sau khi tăng 5% trong quý I, XK cá tra trong quý II bắt đầu phản ánh đúng tình hình khó khăn thực tại của ngành với mức sụt giảm gần 10% khiến tổng XK 6 tháng giảm 3% đạt 824 triệu USD.

Mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ và các loại cá biển khác (trừ cá ngừ) đều đạt tăng trưởng XK 2 con số trong quý II và kết quả 6 tháng đầu năm cũng đạt tăng trưởng dương.

Trong khi đó, trước tình trạng thiếu nguyên liệu, XK cá ngừ quý II tiếp tục chiều hướng giảm với mức trên 7%, khiến tổng XK 6 tháng giảm 17% đạt 244 triệu USD.

VASEP dự báo XK cá tra và cá ngừ sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm vì các vấn đề nguyên liệu và thị trường của hai mặt hàng này chưa có dấu hiệu cải thiện. Tôm vẫn là mặt hàng chính góp phần cho XK thủy sản cán đích trên 7 tỷ USD. Tuy nhiên, mức tăng trưởng XK tôm sẽ không nóng như nửa đầu năm.

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, Mỹ vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu.

Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, đều tăng mạnh, với mức tăng tương ứng 8,36%, 45,92% và 51,74%.

Không chỉ thu được những kết quả khả quan từ kim ngạch xuất khẩu, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng có nhiều thuận lợi, thể hiện qua sản lượng khai thác, nuôi trồng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, với các mức tăng lần lượt 5,3% và 3,3%.

Theo dự đoán của VASEP, năm 2014 sẽ là một năm thắng lợi của ngành thủy sản, trong đó chủ yếu dựa vào mặt hàng tôm. Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, EU đều khá khả quan.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa Hỗ Trợ Ngư Dân Tiếp Cận Thị Trường Khánh Hòa Hỗ Trợ Ngư Dân Tiếp Cận Thị Trường

Những năm qua, ngư dân ở đây luôn phải cân nhắc, tính toán làm sao để chuyến biển có lãi. Có lãi, hay không có lãi, ngư dân cũng sẽ bám biển, bởi biển là cả cuộc sống của họ. Nhưng, điều rõ ràng, ngư dân sẽ mạnh dạn vươn khơi, nếu như không còn lo về lỗ tổn phí.

18/06/2014
Nuôi Cá Trên Ruộng Muối Ở Diễn Vạn Nuôi Cá Trên Ruộng Muối Ở Diễn Vạn

Men theo con đường uốn lượn rợp bóng dừa, chúng tôi tìm về vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất của xã Diễn Vạn - Diễn Châu. Mênh mông là những ao đầm nuôi cá nước ngọt, nuôi cá nước lợ được ngăn cách thành từng ao nuôi như những ô bàn cờ trông thật đẹp mắt.

18/06/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Áp Dụng VietGAP Đạt Hiệu Quả Cao Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Áp Dụng VietGAP Đạt Hiệu Quả Cao

Để hướng dẫn người dân chăn nuôi bảo đảm an toàn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai mô hình “Chăn nuôi vịt siêu thịt áp dụng VietGAP” tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn với quy mô 1.280 con cho 10 hộ dân tham gia trong 4 tháng.

25/11/2014
Tiêu Được Mùa, Giá Cao Hơn Gấp 3 Lần Tiêu Được Mùa, Giá Cao Hơn Gấp 3 Lần

Theo số liệu của Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế IPC, hạt tiêu đen giao dịch ở mức 9 USD/kg - tăng từ mức 2 USD cách đây 2 thập niên, trong khi giá tiêu trắng là 13 USD/kg - cao hơn gấp 3 lần so với 20 năm trước.

25/11/2014
730 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra Bị Dịch Bệnh 730 Ha Diện Tích Nuôi Cá Tra Bị Dịch Bệnh

Nguyên nhân do các địa phương chưa có kế hoạch hoặc chưa bố trí đủ kinh phí nên chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh cho cá tra. Trong khi đó, diện tích nuôi cá tăng và mức độ thâm canh cao; nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân lại không xử lý môi trường nước ao bị nhiễm bệnh trước khi thải ra môi trường. Phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ, bệnh này có thể gây chết lên đến 90% số cá mang bệnh.

25/11/2014