Xuất Khẩu Thủy Sản Thắng Lớn Nhờ Tôm
Theo VASEP, năm 2014 sẽ là một năm thắng lợi của ngành thủy sản, trong đó chủ yếu dựa vào mặt hàng tôm. Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, EU đều khá khả quan. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu năm 2014, kết quả kinh doanh các doanh nghiệp ngành thủy sản tương đối khả quan, khi sản lượng nuôi trồng, khai thác và tiêu thụ đều tăng so với cùng kỳ.
VASEP cho biết, nếu như quý I/2014, XK thủy sản của cả nước tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu (XK) tôm tăng mạnh thì quý II, XK tiếp tục đà tăng trưởng nhờ tôm và sự hồi phục của các mặt hàng hải sản khác như mực, bạch tuộc và cá biển khác, trừ cá ngừ.
Với tổng giá trị 1,9 tỷ USD, tăng gần 20% trong quý II, XK thủy sản của Việt Nam 2 quý đầu năm đã đạt trên 3,6 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2013.
Mặc dù tăng trưởng trong quý II đã chững lại so với quý I, nhưng XK tôm 6 tháng đầu năm vẫn đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62%.
Sau khi tăng 5% trong quý I, XK cá tra trong quý II bắt đầu phản ánh đúng tình hình khó khăn thực tại của ngành với mức sụt giảm gần 10% khiến tổng XK 6 tháng giảm 3% đạt 824 triệu USD.
Mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ và các loại cá biển khác (trừ cá ngừ) đều đạt tăng trưởng XK 2 con số trong quý II và kết quả 6 tháng đầu năm cũng đạt tăng trưởng dương.
Trong khi đó, trước tình trạng thiếu nguyên liệu, XK cá ngừ quý II tiếp tục chiều hướng giảm với mức trên 7%, khiến tổng XK 6 tháng giảm 17% đạt 244 triệu USD.
VASEP dự báo XK cá tra và cá ngừ sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm vì các vấn đề nguyên liệu và thị trường của hai mặt hàng này chưa có dấu hiệu cải thiện. Tôm vẫn là mặt hàng chính góp phần cho XK thủy sản cán đích trên 7 tỷ USD. Tuy nhiên, mức tăng trưởng XK tôm sẽ không nóng như nửa đầu năm.
Theo thống kê của Bộ NNPTNT, Mỹ vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu.
Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, đều tăng mạnh, với mức tăng tương ứng 8,36%, 45,92% và 51,74%.
Không chỉ thu được những kết quả khả quan từ kim ngạch xuất khẩu, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng có nhiều thuận lợi, thể hiện qua sản lượng khai thác, nuôi trồng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, với các mức tăng lần lượt 5,3% và 3,3%.
Theo dự đoán của VASEP, năm 2014 sẽ là một năm thắng lợi của ngành thủy sản, trong đó chủ yếu dựa vào mặt hàng tôm. Các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, EU đều khá khả quan.
Related news
Một loài cá cực ngon, dáng đẹp, từng xuất hiện vô số trên sông Mê Kông nay đối diện nguy cơ tuyệt chủng, có tên trong Sách đỏ. Giờ đề cập đến tên chúng, những người sống bằng nghề "đâm hà bá" đều lạ lẫm, mỗi người nói về loại cá này một cách…
Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác
Ngày 29/2, ông Hồ Văn Ngưm - Trưởng phòng NN-PTNT huyện A Lưới (TT- Huế) cho biết, vài tháng trở lại đây khoảng hơn 40 ha cao su của hàng chục hộ dân ở xã A Roàng bị loài thú lạ về cắn phá gây chết cây trên diện rộng.
Trong những năm gần đây, phong trào trồng xen cây cacao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện Bình Đại, theo dự án phát triển 10.000 ha cacao của tỉnh Bến Tre, được nhiều nông dân hưởng ứng. Ông Phạm Văn Răng, ở ấp Vinh Xương, xã Vang Quới Đông (Bình Đại - Bến Tre) đã trồng thành công cây cacao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn cách đây 3 năm.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm chiều ngày 24/4, tại Hà Nội, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh dịch lợn tai xanh đang có nguy cơ lan ra diện rộng, vì vậy các địa phương cần cảnh giác phòng chống dịch bệnh hiệu quả.