Xuất Khẩu Thủy Sản Sẽ Vượt 7 Tỉ USD
Ngày 5.11, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu thủy sản năm 2014 sẽ đạt hơn 7 tỉ USD, cao hơn so với kế hoạch dự kiến đầu năm.
Trong quý 3/2014, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 15%, đạt 2,2 tỉ USD, đưa tổng xuất khẩu 9 tháng đầu năm lên 5,8 tỉ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh nhất (tăng 42%), chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 50%), với giá trị 2,9 tỉ USD. Xuất khẩu tôm chân trắng đạt 1,7 tỉ USD. Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm đạt 1,3 tỉ USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái...
9 tháng đầu năm, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang 166 thị trường, với mức tăng trưởng khả quan, từ 15-45% tùy theo thị trường.
Năm 2013, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt khoảng 6,7 tỉ USD, năm 2014 dự kiến xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 7 tỉ USD.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 12/9/2011, Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) đã công bố danh sách 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2010. Theo đó, thứ hạng cá pangasius (cá tra, basa) được tăng một bậc so với năm 2009, đứng vị trí thứ 9
Trong khi nhiều ND ở ĐBSCL đang khốn đốn vì cá rô đầu vuông, thì anh Nguyễn Trường Sơn (44 tuổi) ở ấp Hòa Thuận, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An mỗi năm lãi trên 1,3 tỷ đồng.
Theo Sở NN-PTNT, trong 5 năm trở lại đây, diện tích mì trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định có chiều hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 13.342 ha, vượt trên 3.000 ha so với quy hoạch, năng suất mì bình quân ở mức 221 tạ/ha. Nguyên nhân làm cho diện tích mì tăng mạnh là do đầu ra của mì nguyên liệu khá thuận lợi, giá cao và ổn định. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích mì đã tác động bất lợi đến môi trường, thoái hóa đất; tại một số địa phương, người dân ồ ạt phá rừng trồng mì.
Thông tin từ các Sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, tình hình rầy nâu, sâu bệnh hại lúa ngày càng nghiêm trọng khi lúa hè thu tại đây đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.
Nhiều năm qua, người dân xã Ninh Tây, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) ráo riết phá rừng căm xe để trồng mía.