Ngư dân sử dụng khá tốt bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương
Ngày 9.10, ba tàu cá của các ngư dân: Nguyễn Quê, Bùi Lót (cùng ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn) và Nguyễn Văn Việt (xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn) đã cập Cảng cá Quy Nhơn.
Chuyến biển này, ngư dân đã khai thác được 1 con cá ngừ.
Theo Giáo sư Keigo Ebata (Trường Đại học Kagoshima, Nhật Bản), ngư dân Bình Định đã tiếp thu nhanh và thực hiện khá tốt bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản.
Tuy nhiên, để sản phẩm đảm bảo chất lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, ngư dân cần kiên trì và áp dụng đồng bộ quy trình khai thác, xử lý, bảo quản cá ngừ.
Ngư dân Nguyễn Quê, chủ tàu BĐ 96776 TS, cho biết:
Sử dụng bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản không khó. Tuy nhiên, do đây chưa phải là mùa chính vụ khai thác CNĐD và khai thác ở khu vực gần bờ, nên số lượng cá ngừ câu được còn ít.
Nếu vào chính vụ cá ngừ, số lượng và chất lượng cá ngừ thu được chắc chắn sẽ cải thiện.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Huỳnh Thanh Bá, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương cho biết: “Hiện tại, nhu cầu từ phía khách hàng Hàn Quốc rất lớn, vì vậy từ đây đến tháng 2 âm lịch, HTX sẽ bao tiêu xoài cát chu cho bà con mức giá 25 ngàn đồng/kg, loại 4 trái/kg. Hiện HTX đã tìm được các đối tác thu mua xoài ghép cho bà con với mức giá cao, ổn định. HTX đang tiến hành thông tin đến các xã trong huyện để bà con nhà vườn thực hiện bao trái, nắm số lượng và thông tin cho khách hàng”.

Cá tầm đã được nuôi ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng với tỉnh Quảng Ngãi thì đây là mô hình đầu tiên được nuôi tại huyện miền núi Sơn Tây. Mô hình do Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây thực hiện và được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng về một giống vật nuôi mới mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân.

Chỉ vào đàn heo sữa 14 con vừa được 32 ngày tuổi, bà Nguyễn Thị Xanh ở xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) cho biết: “Mấy hôm nay thương lái cứ ra vào ngắm heo, rồi hỏi mua với giá 750.000 đồng/con nhưng tôi chưa chịu bán. Tôi tính để thêm một tuần nữa, thế nào nó cũng được trên 800 ngàn đồng/con”.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một số sản phẩm như nước mắm, chè vằng, tiêu Cùa, rượu Kim Long… đã có thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 6.800 lao động làm việc trong các làng nghề và ngành nghề tập trung mỗi năm tạo ra giá trị sản phẩm hàng trăm tỷ đồng.

Trước nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao, người trồng rau đã dần nâng cao ý thức canh tác và trình độ thâm canh để sản xuất rau sạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Việc trồng rau sạch đã được nông dân trồng quanh năm tạo ra nguồn thu khá ổn định, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm thường xuyên, đặc biệt rút ngắn đáng kể thời gian nông nhàn.